"Tớ ước gì chúng ta là những vì sao, soi sáng "chiếc gương vị muối" ngoài khơi xa".
Tiếng gió biển thổi rít tai, sóng biển lại vỗ rì rào. Hai đứa trẻ đang chơi một cách ngây ngô, đứa thì xây lâu đài cát, đứa thì đãi cát tìm vỏ sò. Tất cả đều là những hoạt động mà những đứa trẻ nào cũng từng chơi qua. Nhìn hai đứa trẻ đó thì ai cũng nghĩ rằng tương lai của chúng sẽ trải hoa hồng, cho đến khi...
- Mẫn Thanh, cậu...chơi đi nhé...tớ...phải về trước...
Giọng nói sợ sệt run rẩy của một chàng trai vang lên. Nó bỏ hết tất cả đồ đạc mà chạy về nhà, chẳng màn tới cô bé đang đi cùng mình. Cô gái nhỏ chẳng hiểu chuyện gì vội vàng chạy theo cậu bé đó.
Cậu bé chạy vội về nhà, khuôn mặt xanh xao, dường như chính mắt cậu đã thấy điều gì đó - điều mà một người thường không nên thấy. Hai hàng nước mắt bỗng chốc rỉ ra đầy tội nghiệp, thằng bé vừa về tới nhà thì ào thẳng vào phòng, đóng cửa kéo rèm rồi lao đến một góc ngồi co ro. Nhỏ bạn của nó chạy theo mà cũng chẳng biết chuyện gì, gia đình thấy thế liền có ý hỏi thăm. Mẹ nó thấy thế liền hỏi:
- Gia Liêu, con sao vậy ?
Biết có gì đó không bình thường, bà Thắm - mẹ của Gia Liêu xoay sang hỏi chuyện Mẫn Thanh.
- Trong lúc chơi ở bờ biển, Gia Liêu vẫn bình thường chứ?
Nhỏ Thanh lúc này trả lời, nhỏ tỏ vẻ khó hiểu vì chưa nhận ra ý bà Thắm.
"Dạ vẫn bình thường, nhưng mà đang chơi thì thằng Liêu nhìn ra ngoài khơi xong nó chạy về ấy cô ạ..."
Bà Thắm dường như ngờ ngợ ra gì đó, bà ta mới nói lớn vào trong:
- Liêu, con đã bắt gặp điều gì vậy ?
Thằng bé sợ lắm, nó vừa nói vừa run.
"Bà ấy...là cái bà dưới biển đấy ạ..."
Bà Thắm tỏ ý trấn an, Mẫn Thanh thấy thế liền nói:
- Chắc Gia Liêu nhìn nhầm thôi, cậu ra đây, tớ dẫn đi chỗ khác chơi nhé ?
Lúc này, một người đàn ông bước tới, ông ta trong cường tráng, khỏe khoắn lắm. Trên người còn có vài vết rám nắng in hằn theo thời gian, không ai khác là ông Tài - ba của thằng Liêu, ông nói:
"Hôm trước anh dặn em rồi, em nên để thằng bé hạn chế ra ngoài biển chơi mới phải."
Bà Thắm buồn rầu, thở dài: "Em biết, cũng không cho thằng Liêu đi chơi nhiều, được buổi sáng cũng cho nó vận động đôi chút, ai ngờ cũng gặp phải...thiệt là...". Nói dứt đoạn, mẹ của thằng Liêu ngó sang Mẫn Thanh nói: "Thanh này, con về trước đi, có gì tí nữa Liêu nó ổn, cô kêu sang con chơi nhé."
Nhỏ Thanh thấy về cũng gật đầu rồi đi về. Lúc Mẫn Thanh vừa khuất bóng, Gia Liêu mới chịu hé cửa bước ra.
- Má ơi, con sợ lắm...
Bà Thắm nhìn thấy con như vậy liền ôm chầm lấy nó vào lòng.
"Má biết rồi, má và ba sẽ tìm cách..."
[Mùa thu, 23/7/2010]
Ngôi làng mà Gia Liêu đang ở chính là làng Dĩ Sơn, cách trung tâm thành phố Hải Yên tầm 50 ki-lô-mét đi xe, cũng vì quá xa thành phố mà hầu như mọi nguồn cung ở đây đều hạn chế, đa phần dân làng tự cung tự cấp. Nghề nghiệp chính của người dân là đan lưới, đánh bắt cá, làm nông, chăn nuôi. Nói chung, để kiếm sống, họ làm gì cũng được.
Tiết trời tháng 7 ảm đạm vô cùng, không khí cũng có phần se lạnh. Một người đàn ông, tay cầm cuốc, tay cầm xẻng đang đào bới một thứ gì đó, ông ta cứ điên cuồng đào, đào liên tục, chẳng biết tìm thứ gì.
"KENG!"
Tiếng kim loại vang lên, dường như ông ấy đã tìm được gì đó. Người đàn mặc một bộ đồ rách rưới khom người lọ mọ tìm cái thứ gã vừa đào, gã moi lên một cái hộp sắt, nó không khóa, chiếc hộp hơi móp méo do tiếng vang vừa nãy. Gã mỉm cười rồi ôm lấy chiếc hộp đó mà rời đi.
"Kính thưa dân làng, vào thời khắc quan trọng nhất, ta phải dân cho thần biển một thứ quan trọng để cầu mong mọi sự bình yên, thuận buồm xuôi gió, ra khơi dễ dàng."
Giọng của một người đàn ông có tuổi vang lên - là ông Xuân, vị trưởng làng của ngôi làng này. Ông là một trong những người có uy tín và sức ảnh hưởng trong làng cũng bởi vì ông là người tốt bụng, luôn giúp đỡ mọi người trong lòng. Cha ông được ca tụng là thầy pháp giỏi nhất trong vùng ngày trước, nhưng đến thời của ông, ông không chọn làm thầy giống cha mình mà chọn làm một người bình thường bởi vì ông sợ "nghiệp chồng nghiệp".
Hằng năm, cứ mỗi tháng 7, người dân lại tất bật để cúng kiến, cầu an, người ta gọi nghi thức đó là "tế lễ khơi xa". Quan niệm của người làng Dĩ Sơn cho rằng, tháng 7 là tháng mà phần âm mạnh nhất, đó là lúc yêu ma quỷ quái quấy phá rất nhiều, cho nên người phải "tế lễ" hòng chúng đừng quấy nhiễu sự an yên.
Tiếng kèn trống vang lên trong không gian tối sầm, trải dài trên bờ biển là dòng người đổ xô đi "tế lễ", người hát, người nhảy múa, người cười giỡn. Nếu nhìn sơ qua thì tưởng làm tiệc tùng, nhưng chẳng ai biết, cứ mỗi bước chân người dương thì bước chân người âm lại theo sau đó.
- Má ơi!!! Con được ra ngoài bờ biển để tham gia lễ hội không ạ?
Tiếng Gia Liêu cất lên. Mẹ của nó, bà Thắm lắc đầu:"Má e là không được, con cũng biết tình trạng của con rồi. Với lại đang tháng 7 nữa, Gia Liêu ngoan hạn chế ra ngoài vào buổi đêm nhé ? Má với ba đi một chút rồi về."
Nghe má nói vậy, Gia Liêu cũng chẳng buồn mà đòi hỏi thêm điều gì, sở dĩ nó cũng biết mình hiện đang nhìn thấy những điều không nên thấy mà. Đợi ba và má đi khuất bóng, nó đóng cửa lại rồi vào trong phòng chơi đồ chơi.
- Biết vậy hồi chiều rủ Mẫn Thanh qua đây chơi với mình. Chán qua đi!!!
Giữa không gian yên ắng ấy, ngoài cửa bỗng phát lên một giọng nói, quen lắm, hình như là Mẫn Thanh.
"Liêu ơi, cậu có ở nhà không ? Đi chơi với tớ đi!!!"
Nghe thầy thế, Gia Liêu vội chạy ra, vừa chạy nó vừa nói:
- Tớ không đi được, má tớ không cho, cậu vào nhà tớ chơi nhé ?
Mẫn Thanh có chút e dè, nhỏ mỉm cười nói:
"Thôi, má và ba Liêu đi rồi, đi với Thanh đi, Thanh có cái này chơi vui lắm!!!
Ở lễ hội, mọi người đang nâng chén với nhau, cùng ăn uống với nhau vui vẻ. Bà Thắm thấy má của nhỏ Thanh là bà Liên liền hỏi: "Nhỏ Thanh đâu ? Sao không kêu nó ra đây ?"
Bà Liên vừa nói vừa lột bánh:
- À nhỏ Thanh ấy hả, nó đi với ba nó lên huyện mua chút đồ về bán rồi ấy mà. Dạo này nhà thiếu đồ nên sẵn tiện có việc lên đó mua luôn. À thế con bà đâu, thằng Liêu ấy?
Bà Thắm vừa nói vừa thở dài:"Thú thật, thằng Liêu nó có bệnh nên tôi không dám cho nó ra ngoài buổi đêm. Ngoài đây gió độc, không khéo kẻo nặng như chơi."
Bà Liên gật gù xót xa:
- Ấy chết, tí tôi ghé qua nhé? Hôm trước nhỏ Thanh bệnh thì Liêu nó cũng ghé qua hỏi thăm suốt. Bất cẩn quá !
Bà Thắm không nói gì rồi mỉm cười, họ tiếp tục cuộc ăn uống vui vẻ của mình.