Khán giả lại cười ha hả.
Tề Thiệp Giang giới thiệu: “Người này ngoại trừ có đam mê thanh nhạc ra, từ nhỏ đã giao du với một vài cao thủ võ lâm, tám tuổi đã luyện được cách lấy đồ từ xa..”
Cụ Mạnh: “Đây mà là học từ cao thủ võ lâm à? Học từ siêu nhân ấy chứ.”
Tề Thiệp Giang và cụ Mạnh nói tới đoạn này, nhắc tới “Trảm Thanh Long”, đây là một cố sự cải biên từ dã sử, còn là một tác phẩm tấu hát.
Tác phẩm “Trảm Thanh Long” này vốn xuất phát từ một tác phẩm Tần xoang nổi tiếng, hay còn được gọi là “Trảm Đan Đồng”, kể về thời Tùy Đường, sau khi Đan Hùng Tin của trại Ngõa Cương bị quân Đường bắt được, không muốn đầu hàng Lý Thế Dân, bị xử trảm, trước khi chết đã hùng hốt hát ca khúc này.
(Tần xoang: điệu hát lưu hành ở Tây Bắc Trung Quốc, vừa hát vừa đánh hai miếng gỗ vào nhau)
Mà tác phẩm này trong tấu nói, kể về Đổng Phúc Tường dẫn quân tạo phản, Tả Tông Đường bình định, ông ta không chịu đầu hàng, cuối cùng bị bắt, muốn chặt đầu. Đổng Phúc Tường bình thường yêu bản thân hơn Đan Hùng Tin, rơi vào hoàn cảnh này, ở pháp trường xướng “Trảm Thanh Long”.
Không ngờ khi ấy xướng, khiến tướng sĩ binh lính nhà Thanh, thậm chí cả Tả Tông Đường phải kinh ngạc. Sai người thả Đổng Phúc Tường thì thôi, lại còn phong quan cho ông ta, để ông ta thống lĩnh bộ hạ cũ của mình, đồng thời sắp xếp vị trí trong quân doanh, chuyển sang làm quân chính quy. Từ đây bình định giết địch, thăng quan phát tài.
Đổng Phúc Tường trong lịch sử thực sự có xướng Tần xoang thật hay không, mọi người không biết, nhưng sau này ông thực sự trở thành thủ hạ của Tả Tông Đường, trở thành một đại tướng trong triều đình nhà Thanh.
Bởi vì cả ông và thủ hạ đều rất hung mãnh, lúc giặc ngoại xâm lược, ông thống lĩnh giết không ít tên địch, khiến liên quân tám quốc hận thấu xương, còn muốn ép triều đình nhà Thanh giết ông.
Nhưng tất cả đều không thể giết chết ông, dưới sự bảo vệ của triều đình nhà Thanh, đến tuổi ông về hưu chết vì tuổi già sức yếu.
Tề Thiệp Giang nhớ hồi còn nhỏ, cách thời của Đổng Phúc Tường không quá xa, những câu chuyện về ông được lưu truyền rộng rãi, trong đó bao gồm cả đoạn vì xướng mà được phong quan này.
Sư phụ của Tề Thiệp Giang sáng tác một phen, viết thành một tác phẩm tấu nói, lại thêm không ít nội dung học xướng, đảo khẩu, xem như tác phẩm riêng của sư môn bọn họ.
(Đảo khẩu: còn gọi là biến khẩu, thuật ngữ trong tấu nói, chỉ việc học theo phương ngôn của nhân vật)
Bây giờ Tề Thiệp Giang và cụ Mạnh biểu diễn tiết mục “Trảm Thanh Long”, cũng dựa vào văn hóa hiện đại, thay đổi một chút, thêm một vài chi tiết mới. Ví dụ như chi tiết “gà tướng Tả”, thời của họ không có món ăn này.
“Đổng Phúc Tường nghĩ tới đây, trợn tròn mắt, cao giọng xướng: “Sáng sớm tới sáng sớm, Trình Thất Đệ nâng rượu lên đầu.. Nay ta tới nước này không gặp bằng hữu, từng người từng người tới mà khoanh tay đứng nhìn. Chẳng ai dám chém cây đại hồi trong doanh trại nhà Đường, kêu Kính Đức ngươi đưa gia tới Tây Thiên!!”
(Trình Thất Đệ: Trình Giảo Kim)
Đây là một đoạn hoa liễm trong Tần xoang, thể hiện được rõ công lực, trong làn điệu hoa liễm cần chú ý “Hùng hồn mà không vỡ giọng, phẫn nộ nhưng không được gào thét”, nghe qua khí thế bàng bạc, nhưng không thể cất giọng quá to, nếu không sẽ không có sức giãn.
(Hoa liễm: chỉ những vai có tính cách mạnh mẽ)
Tề Thiệp Giang học xướng Tần xoang, anh thực sự học được những điều tinh túy nhất của nó, làn điệu rắn rỏi mạnh mẽ nhưng cao vút, dõng dạc, khi xướng khiến người ta cảm thấy vô cùng sảng khoái, nhiệt huyết sôi trào!
Cụ Mạnh vỗ tay đầu tiên, ngợi khen: “Hay lắm!”
Khán giả cũng vỗ tay khen hay theo.
Tề Thiệp Giang nhìn cụ Mạnh một chút. Bình thường khi ở trên sân khấu, người phụ diễn đứng bên mép bàn, nghiêng người nhìn về phía người pha trò, làm vậy là để có thể quan sát người pha trò để tiếp lời bất cứ lúc nào. Mà người pha trò phần lớn thời gian đều nhìn về phía khán giả.
Lúc bấy giờ anh đưa mắt nhìn qua, dường như loáng thoáng thấy đôi mắt cụ Mạnh ngấn lệ, trong lòng cũng hơi xúc động.
Nói tới tác phẩm này, để có thể học được Tần xoang một cách thuần túy nhất, anh từng theo sư đệ cùng chạy tới những gánh hát Tần xoang, nghe người ta xướng, để cân nhắc mô phỏng theo.
Sau đó hai người hợp tác với nhau, mỗi khi sư đệ xướng, anh cũng đều giống như ông bây giờ, là người đầu tiên vỗ tay khen hay..
Dưới khán đài tràng pháo tay vang mãi không ngớt, Tề Thiệp Giang chỉ thất thần trong thoáng chốc, sau đó hoàn hồn lại, không ai thấy được anh vừa mới thất thần trong giây lát.
Tề Thiệp Giang tiếp lời: “Tả Tông Đường trông thấy tình cảnh này, không khỏi tiến lên cởi trói cho Đổng Phúc Tường…”
Cụ Mạnh hỏi: “Rồi sao?”
Tề Thiệp Giang: “Thì cổ vũ cho Đổng Phúc Tường chứ sao!!”
Cụ Mạnh phẩy tay: “Cổ cái đầu cậu ấy!!”
Dưới khán đài những tiếng vỗ tay như núi hô biển gầm, khán giả dồn dập đứng lên, cổ vũ cho màn thể hiện đặc sắc mà hiếm thấy của cụ Mạnh và Tề Thiệp Giang.
Tề Thiệp Giang trổ tài, thể hiện mấy đoạn học xướng, cụ Mạnh nâng đỡ lại càng ổn trọng hơn, hai người đều không hời hợt, mọi người đương nhiên cảm nhận được sự dụng tâm của họ.
Dưới tràng pháo tay rộn rã che thiên lập địa này, Tề Thiệp Giang và cụ Mạnh đồng thời cúi mình, trong khoảnh khắc ấy anh nghe thấy có tiếng thở dài buông bên tai: “Sư ca à, anh xướng hoa liễm vẫn hùng hồn như vậy.”
Tề Thiệp Giang đứng thẳng người, anh không còn nghe thấy những tiếng hò reo tán thưởng dưới khán đài nữa, chỉ biết mở to mắt nhìn.