Đối với một người hướng nội như Thiên Giao, cô cực kì thích tuyết. Cái lạnh mát của từng tinh thể tuyết li ti xua đi phần nào phiền muộn trong tâm, nhiệt độ cắt da cắt thịt như kích thích tinh thần của một cô gái vốn nhiều bon chen.
Có người nói mùa đông là bầu trời nhỏ của những kẻ lang thang.
Đợt rét lạnh rét hại vừa rồi đã qua đi, thành phố hôm nay được vầng thái dương ghé thăm nên thứ âm thanh vốn quen thuộc dần dà được trỗi dậy. Hoạt động của con người rộn ràng đến ấm lạnh.
Thiên Giao hôm nay dậy thật sớm, xử lí xong bữa sáng cô đi một mạch ra sân sau nghịch tuyết. Đắc Tử đêm qua đến sáng nay vẫn chưa về nhà nên anh điều hộ vệ thân cận nhất của mình đến chăm sóc cô.
Vị này tuy là phụ nữ nhưng thân thể vô cùng tốt lại có công hai lần xả thân cứu anh nên được coi là dưới một người trên vạn người nơi đây. Người trong nhà đều nể gọi một tiếng "chị".
Người ấy đi đến sân sau, lặng lẽ nhìn cái bóng nhỏ không màng sức khỏe mà thỏa thích nặn tạc hình khối. Cô hơi nheo mắt, cầm theo một cái áo choàng rồi giẫm nhẹ lên tuyết đi đến gần đó, choàng lên bời vai nhỏ có ý nhắc nhở:
- Trời lạnh, ở đây lâu sẽ bị cảm.
Thiên Giao hơi ngoảnh lại xem ai mà có thứ giọng lạ thế, hơi ồm mà có chút thân quen.
Hơ!
Nắm tuyết trên tay bị hất tung lên như pháo hoa nhỏ, Thiên Giao nhún vai thất thố:
- Cô, cô là Men sao?
- Đúng rồi, là Men!
Cô gái kia bị lay đến mất hình tượng, lúc này đồng thời cũng nhận ra cố nhân - người con gái xinh đẹp đen đủi thuở trước.
Hai người gặp lại bạn cũ vui như thấy mẹ về, họ hết cầm tay rồi ôm chặt lấy nhau. Hai mắt rơm rớm những giọt nước nóng hổi, không nói gì cả chỉ nhìn nhau rất lâu, cảm xúc của họ hiện tại không thể diễn tả hết bằng lời. Không ngờ cuộc hội ngộ lại đặc biệt và trùng hợp đến vậy. Men cất tiếng trước:
- Cô thế nào rồi? Vẫn sống tốt đấy chứ?
Từ đợt huấn luyện sống còn khi xưa, Men quay về làm thủ hạ thân tín của Đắc Tử, nhiệm vụ của cô rất nhiều nên ít khi xuất hiện ở trong dinh thự này. Lần này đang thi hành một phi vụ ở Ý thì bị triệu về, rất đơn giản: chăm sóc tốt nữ nhân được Boss cứu về.
Boss còn nhắc kỹ không được để cô ấy cảm lạnh, sức khỏe phải được đảm bảo tốt nhất.
Thiên Giao sụt sịt:
- Ổn, vẫn ổn. Cô cũng vậy sao?
- Ừ, tôi khỏe.
Men định nói gì đó nhưng tiếng hắt xì của Thiên Giao làm cô bừng tỉnh, cô nghiêm mặt:
- Trời lạnh, hai ta nên vào trong hàn huyên cũng chưa muộn.
Hắt xì...
Ngực nhói đau, hời... lâu như vậy mà vẫn chưa khỏi hẳn. Thiên Giao rùng mình, gượng cười với Men, cô mím môi để không phát ra tiếng run cầm cập từ hai hàm răng. Cô thầm nghĩ trẻ như vậy mà chịu có vài phút dưới trời tuyết không nổi thì sau này kiếm sao được nhiều tiền đây? Chỉ tại tên Henry bá đạo kia? Tức quá!
Nữ giúp việc bưng lên trà nóng, họ uống ấm bụng rồi cùng nói:
- Cô bây giờ sống ra sao?
- Cô nói trước đi.
- Haha!
Hai người trùng nhau tận ba câu, ánh mắt dường như tìm được điểm chung mà dãn ra nhìn đối phương thật chân thành.
Thiên Giao nói trước:
- Cô hãy coi tôi là một du học sinh Việt Nam.
- Ồ, vậy chuyện gặp mặt ở trại huấn luyện thì sao? Còn cả lúc này nữa.
Thiên Giao mỉm cười nhẹ nhàng giải thích:
- Chuyện dài lắm, đại khái là tôi gặp xui mới như vậy đó.
Người kia hiểu chuyện cũng không hỏi thêm, cười cho qua.
Cả sáng hôm đó Men và Thiên Giao nói chuyện khá hợp nhau, họ lôi đủ chuyện thú vị để kể cho nhau nghe. Tiếng cười trong trẻo phần nào xua đi sự tĩnh lặng từ giá rét và cũng là sự âm trầm của dinh thự vốn thiếu hơi người này.
Nói ra mới biết Men là đứa trẻ đáng thương, mới sinh ra bị bố mẹ nhẫn tâm bỏ rơi ở một khu bệnh viện. Nhân viên bảo vệ thấy vậy truyền tay nhau nhận nuôi. Lên sáu tuổi Men bị bán cho một tay bợm rượu độc thân trong một thị trấn nhỏ. Sáng không được ăn cơm, chỉ chăm chăm cầm giỏ thuốc lá với ít bật lửa lang thang len lỏi trong các khu chợ, cái chất giọng sáu tuổi nói to lắm mới có người mua, bữa trưa là chiếc bánh mì khô cứng, bữa tối là một tô súp. Trời nắng còn bán được hàng, còn trời mưa dầm hoặc nổi rét thì y rằng ế ẩm. Những ngày ấy cô bé nhỏ phải đối mặt với trận đòn nhừ tử, đau đến bầm tấy mà vẫn phải cắn răng chịu đựng. Lên mười tuổi, trong một tối nọ trên gác mái ọp ẹp, tên bợm rượu kia nổi tính bẩn quạ, hắn lắc lư vỏ rượu trống không rồi ném mạnh xuống chân cô, đem cái giọng è è đòi tiền:
- Con khốn, tiền chỉ có thế thôi sao? Hay mày giấu tao mua cái gì ăn rồi?
- Không, con không có. Họ chê con lem luốc đều đuổi đi hết. Ông có lột da con cũng không róc nổi một xu.
Lão ta tát đứa trẻ một cái, tiếng "chát" vang to đến mức lũ chuột trong cái tủ ọp ẹp chạy dáo dác ra ngoài. Đứa bé bị túm chặt áo, má đau rát lắm nhưng không dám khóc.
- Mày không đưa đủ tiền tao sẽ bán mày cho bọn cò gáy!
Nói rồi lão lôi xềnh xệc đứa trẻ như lôi một bao cát, lôi từ trên cầu thang tầng hai xuống hiên tầng một, vừa đi cũng không quên mắng chửi. Mấy nhà hàng xóm thấy cảnh này cũng thành quen, họ lắc đầu chỉ biết sau mỗi trận đánh đợi cho tên bợm rượu đó đi khỏi mới chạy lại băng bó cho con bé. Khổ thân, bé thế mà cực.
Đứa trẻ bị lôi đến đầu ngõ, con bé lúc này mới ý thức được sự đau đớn cùng nhục nhã, nó hét toáng lên... dùng hết sức bình sinh cắn mạnh vào tay lão. Lão già đau đớn rống lên như con linh cẩu già nua bị đuổi khỏi bầy. Đứa bé chạy thục mạng, hết qua ngõ này đến ngõ khác, qua hai khu chợ, chạy đến đường lớn thì đâm phập vào một người.
Và từ đó cuộc đời đứa trẻ bất hạnh rẽ sang một nhánh mới.