Cuộc sống cứ tiếp diễn.
Vẫn cứ hăng say, cật lực mặc cho công việc nhọc nhằn, gian khổ. Làm để duy trì cuộc sống.
Hôm đó là cuối tuần, chúng được hưởng một buổi chiều rong ruổi ra ngoài chơi, chúng được dặn là không được ra chỗ lạ, vậy địa điểm đầu tiên được ngó ngàng đến là nhà ông Bắc sửa xe. Cái ghế băng rời để trước cửa, vô số xe máy và xe đạp nằm ở một góc cùng với một vài cái ốc vít rơi vãi ra sân. Tấm biển gỗ được ông đóng ti mỉ cẩn thận và nét chữ nguệch ngoạc :"BẮC 'ĐẨU' SỬA XE".
Ông khập khiễng bước ra ngoài cùng với lời chào thân thiện.
Căn phòng khách nho nhỏ nhưng đầy ắp những kỉ niệm thời chiến của ông, bộ quân phục, viên đạn găm vào chân đồng đội, những tấm huân chương và bằng khen được ông treo gọn gàng quanh bốn bức tường. Và chúng được nghe về những mẩu chuyện chứng minh về sự gan dạ của ông. Ông ngồi trên cái ghế gỗ, hai tay vung mạnh kết hợp diễn thuyết trông rất mạnh mẽ và khí phách.
Và chúng cũng thường xuyên lui tới đây một khi được sự cho phép của bà Hoa.
Bà Hoa có một người con trai đã mất do nhảy sông ở cầu Long Biên khi mà anh ta năm lần bảy lượt chơi cờ bạc và thua lỗ, sợ không muốn phiền đến bà Hoa nên chọn cho mình cái chết "ngu xuẩn", cũng may hắn vay ngân hàng và một chút tín dụng đen vì sợ họ sẽ báo về tài khoản của bà Hoa, còn tín dụng đen thì... khỏi nói cũng biết.
Hôm nay là tròn hẹn hai tuần trả năm mươi triệu của con trai bà, may chúng nó lấy lãi thấp nên thêm vào đó mười lăm triệu là sáu mươi lăm triệu đồng. Ba thanh niên mặc áo đen có nhiều họa tiết "kì dị" bước vào, hắn quát lớn:
-Bà Hoa đâu? Ra trả ngay cái món nợ của con trai bà đê- Tên đeo kính râm đen đi trước tiến vào quán.
Lúc đó mọi người đang ở trong bếp hoặc nơi khác, không có ở đó, thế là các anh hăng máu xông vào đập bàn phang ghế, đồ rơi vãi lung tung cả ra, bà Hoa tức tốc chạy ra:
-Tôi có nói là không trả đâu? Các cậu đợi đó- Nói rồi bà đi vào trong buồng rồi lấy ra một xấp tiền.
Bà đưa cái túi đen cho chúng, và bảo phải kiểm tra, không hời hợt, chúng đành phải đếm, xong xuôi, chúng về, quay đầu nói vọng lại:
-Bà uy tín lắm, thế có phải đỡ lằng nhằng không.
Bóng dáng lũ đòi nơ khuất dần.
-Tại sao con bác mượn mà bác lại trả? - Chú Hưng hỏi bà.
-Thì con tôi cũng có còn sống đâu, thôi coi như là phí đưa nó về trời, chứ để lâu nợ to, các chú nhớ nhé, đừng có dây dưa gì với bọn này, không thì hại thân đấy.
Thế là căn phòng trống sát phòng chúng nó mới vỡ lở là phòng của con trai bà Hoa, chúng liền chạy lên đó và "thám thính" xem anh này thế nào. Ngoài sức tưởng tượng, giấy khen treo la liệt kín phòng cùng với những tấm huy chương, góc học tập gọn gàng mà tinh tế. Ở kệ tủ giá sách có một cuốn sổ tay chồi ra khác với những quyển khác nằm thẳng tắp, và nó gây sự chú ý của bọn trẻ, anh Hải ngó đến, mở ra, bên trong có một bức thư, đọc:
"Kính gửi: mẹ Hoa..
...Chắc mẹ cũng rất thất vọng về cái chết của con đúng không, con biết, nhìn mẹ cứ tươi tỉnh như mọi hôm nào chứ sâu trong trái tim mẹ vẫn luôn thất vọng vì con, mười hai năm đèn sách học ngày học đêm mà...con lại trượt đại học, cái danh học sinh giỏi giờ cũng chả làm được gì, con thấy thất vọng quá rồi, bao nhiêu tiền công mẹ nuôi con từ bé đến giờ, con lại phủi bay. Và lúc đó, mấy thằng đầu trâu mặt ngựa rủ ăn chơi đàn đúm, lúc đó tuyệt vọng quá.. nên con đã đi mượn tiền để thử, dù sao cũng không còn gì để mất, và con đã dồn tất khoản nợ đó cho mẹ chịu, vì con không có việc làm, đã có tiền đâu, chỉ biết lấy cái tài khoản ngân hàng của mẹ mang đi vay. Thật sai lầm khi nghe theo tiếng gọi của cái chết trắng và sự tuyệt vọng... nhưng con vẫn còn gia đình..."
Cả đám im bặt, có lẽ bà Hoa cũng chưa biết về sự có mặt của bức thư tuyệt mệnh này, chúng gọi bà, sau khi bà lên, trước khi bà nói chúng vì tội vào căn phòng này mà chưa có sự cho phép thì bức thư được giơ ra ngay trước mặt. Bà lặng người một hồi lâu, những giọt nước mắt cứ thế mà tuôn trên hai má thô ráp đậm mùi gió sương, tiếng gọi hấp hối :"Con ơi!" cứ vang lên đều đặn từng lúc một. Bà có ghét bỏ gì đâu, trượt đại học thì thiếu gì việc làm, sao phải tự đẩy mình vào ngõ cụt.
Khi bà đã kìm được nước mắt, bà gọi chúng nó xuống nhà, trả lương trước và cảm ơn rối rít.
Dường như bọn trẻ đã lường trước được điều gì đó...