Chúng loanh quanh chốn phòng nhỏ, tự bày trò, tán gẫu với nhau, ở đó, có ô cửa sổ nhỏ, nhìn ra ngoài, thật nhộn nhịp làm sao, xe cộ đi bon bon, hàng quán bày la liệt trên vỉa hè hoặc cạnh lề đường, và đây chỉ là ban ngày, chứ nếu ban đêm thì đông nghịt người vì sự xuất hiện của những quán ăn vặt đêm và sự rảnh rỗi của mọi người.
Cơn mưa rào trút xuống, anh Hải trèo lên giường, vắt tay lên trán, hai chân gập lại, như để tận hưởng sự mát mẻ dễ chịu có thể xua đi tất cả mọi ưu phiền, sầu muộn. Còn Long và Phong thì lấy tờ giấy và hai cái bút mực xanh dùng để ghi hóa đơn của bà Hoa, dùng đũa làm thước, kẻ và chơi cờ ca-rô. Còn thằng Hòa, nó chỉ ngồi trên giường nhất, ngó ra cửa sổ, nhưng không tận hưởng mà dường như đang tâm sự với mưa, nước mưa tuôn, mắt nó cũng nhòa nhòa lệ trên khóe mắt, nó xuýt xoa ngón tay hồi sáng, cũng chỉ là trầy xước nhẹ, và hình như nó vẫn chưa nguôi ngoa nỗi nhớ nhà đó. Cơn mưa hãy mang đi...
Rồi đến trưa, mưa cũng ngớt, bà Hoa lên gọi chúng xuống ăn cơm trưa, và bà nói sau khi ăn bà sẽ giám sát và hướng dẫn cách mà chúng dọn dẹp và rửa bát, chúng ngồi vào cái bàn i-nốc lớn cạnh bếp. Bà yêu cầu chúng phải tự so đũa, xới cơm, tất cả đều theo quy tắc.
Ăn no căng bụng rồi, bà chia việc:
-Thằng Hải với Phong rửa bát, Long vận chuyển, còn cu Hòa thì lau dọn thôi, tay bị thương mà.
Bà Hoa chỉ trông coi và dạy bảo thằng Hòa cách dọn dẹp, còn chú Hưng thì ra dạy chúng rửa bát nhanh mà sạch, chú Lực thì chỉ cách phục vụ và bồi bàn. Sau khoảng một tiếng rưỡi, tất cả đều xong xuôi, chúng nghỉ trưa và đợi đến chiều.
Chiều đến, tư thế và tinh thần làm việc đã sẵn sàng, nhưng cũng chả có mấy người đến ăn mấy, đa số là ăn sáng, ăn trưa và ăn đêm. Chúng chờ dài è cả cổ ra vẫn không có nấy một bóng khách.
Hoàng hôn dần buông xuống, và con phố càng lúc càng nhộn nhịp.
Ông khách đầu tiên đã đến, Long hớn hở chạy ra:
-Em chào Thượng đế.
-Chủ quán đâu? Gì thế này?- Ông khách phì cười và hỏi.
-Nhân viên mới của em đấy- Bà Hoa vui tính đáp.
Ông khách ấy chỉ là một con người bình dân, đi đôi tông Lào cũ kĩ, cái quần bò xanh dương và chiếc áo ba lỗ trắng và đen nhẻm bởi một vài vết dầu . Ông nói ngỏ ý trêu ghẹo khi nói muốn chúng sang quán sửa xe của ông, ra là thế, chắc ông làm xong việc rồi tiện ghé qua quán bà Hoa ăn luôn. Ông ấy tên là Bắc, cách quán bà Hoa chừng mấy chục bước chân, có một quán sửa xe nho nhỏ và đó cũng là nhà của ông ta, theo lời bà Hoa mang máng kể thì ông ấy bị vợ bỏ lâu lắm rồi, vì ham mê cờ bạc mà bà vợ chán ghét sinh lòng căm giận, không một người thân nào ở bên cạnh, từ lâu, ông đã luôn coi gia đình bà Hoa như nhà của mình, ròng rã hàng chục năm nay, ông vẫn không định tái hôn, vẫn quán sửa xe nhỏ bên vệ đường đó.
Cách ông ta gọi món thật đơn giản, chỉ một câu:"Như thường lệ nhé!",khi mà Phong bồi bàn vẫn không biết thì bà Hoa vẫy tay gọi nó vào, và đọc nói tên những món ăn hết sức cơ bản của ông ấy và ghi vào các góc của mỗi tờ hóa đơn để ngày nào cũng phục vụ y chang vậy đối với người đàn ông này.
Lại có người bước từ cửa vào, một gia đình bốn người, và họ không đặc biệt như ông Bắc sửa xe nữa, nên Phong có thể dễ dàng "xử lí" khách này, cậu tất bật chạy ra rồi chạy vào để kêu tên đồ ăn cho bên bếp nấu, gọi Hòa dọp dẹp mỗi khi khách ăn xong, và cứ thế, "buổi làm việc đầu tiên" thật sự mới xong xuôi.
Và, bà Hoa trả lương theo tuần, cứ hai tuần bà mới trả một lần, vì hồi còn trẻ bà đi làm dưới Sài Gòn nên cũng một phần nào ảnh hưởng đến phong cách sống phóng khoáng và cách trả lương theo tuần và cái giọng cũng đậm chất miền Nam.