Chương 2: Phong Ba

Chương 2. NỖI ĐAU

1,118 chữ
4.4 phút
229 đọc
13 thích

Càng lớn, Phong càng trưởng thành và chững chạc, nhưng thường có những suy nghĩ nông nổi.

Đã được mấy tháng, có lần, Phong giúp bà vót mía, cậu thấy lạ rằng mọi khi nếu có nhai thì bà khỏe lắm, phải khô bã mới nhè ra, nhưng..lần này, bà lại chỉ nhai được có một phần ba cái miếng cỏn con đấy, cậu hỏi bà:

-Sao dạo này bà ăn yếu thế?- Cậu hỏi.

-Thì cũng ngót nghét đã bẩy mươi rồi, răng riếc nhai mấy chục năm nay, cho nó nghỉ, cứ rụng hết ra, bà ăn cháo- Bà hóm hỉnh đáp.

-Rồi từ giờ bà nhường tất mía cho cháu luôn, bà còn tay, vót được, cháu còn răng, ăn tốt.

Dạo gần đây, mấy đêm liền, bà đều có những đợt ho dữ dội như gào xé đi cái sự tĩnh lặng của màn đêm. Đôi môi bà nhợt nhạt, mắt bà mờ dần, chân tay run lẩy bẩy, sống lưng cong dần, da mặt tái mét.

Có lần, bà Tư hàng xóm khuyên nên kiểm tra bệnh cho bà, Phong chạy một mạch qua làng bên, gọi ông lang Thiện sang xem bệnh tình thế nào, ông lang ngồi rồi cắm cụi một lúc, buồn rầu nói:

-Bệnh này tôi rõ nữa, có lẽ thảo dược quý cũng không thể chữa được, tôi e là bạo bệnh, bằng chi cả nhà gom góp tiền cho lên Viện Tỉnh, trên đấy, họ có nhiều máy móc hiện đại, may ra còn phát hiện được mà chữa. Chứ Đông Y không bằng Tây Y đâu.

-Nhà mình làm gì có tiền nhỉ bà nó? Sao bây giờ?- Ông Phúc hốt hoảng quay sang hỏi vợ.

-Tôi cũng có một khoản, xin góp để chữa bệnh cho cụ bà, càng nhanh càng tốt, cả nhà đi vay đi mượn hàng xóm, mỗi người một ít, xong việc thì thu xếp mà trả họ- Ông lang góp ý.

-Thì cũng đành vậy, mình để đấy, tôi lên Ngân hàng chính sách vay, chứ mượn hàng xóm phải nhà nào chơi xấu oánh lãi nặng thì toi- Vợ ông Phúc tiếp, trước khi bà Lan ngồi phắt dậy.

-Không- Bà mở to, trừng trừng hai con mắt-không có vay mượn gì hết, tôi cũng đã già rồi, có chữa được thì còn sống được bao nhiêu năm? Rồi nợ ngày qua ngày, tích tiểu thành đại rồi lúc đấy các anh chị bục mặt, có bán nhà cũng không trả được. Tốt nhất cứ để tôi sống thanh thản, được ngày nào, hay ngày đó. Nghe tôi, ông lang ạ, tôi cũng cảm ơn ông vì đã lo cho sức khỏe của tôi, nhưng tôi xin khước từ.

-Thì đành vậy, cụ bà giữ sức khỏe ạ.

Rồi từ đó, cụ sống cùng bệnh tật, nhưng căn phòng đó không còn đìu hiu, vắng vẻ như trước nữa, có Phong ngày nào cũng trông cụ, chơi, bầu bạn cho cụ đỡ tủi thân, cụ vui lắm.

'Đồ nghề' chăm sóc của Phong là một chậu nước, khăn chườm, chiếc ghế gỗ kê gần giường và tình yêu thương vô bờ bến của đứa cháu nhỏ.Có hôm, bệnh cụ trở nặng, Phong trằn trọc cả đêm thức trông. Hôm nay, Phong phải làm nhiều bài tập, mãi khuya mới xong, Phong sợ cụ thức dậy do tiếng lục đục của mình, cậu lấy cái chiếu trúc, nằm ngoài phòng. Gần sáng, cậu bị tiếng ho của cụ đánh thức, bật dậy, nghe mà nao nức, nhói lòng, ho khan vang cả căn phòng, cậu hét lên gọi bố mẹ, vào lấy cái ghế gỗ kê gần giường, lấy khăn chườm lên trán, nắm chặt tay cụ. Ngay cả hàng xóm cũng nghe thấy tiếng ho kinh thiên động địa đó. Cụ nhìn mọi người, ngắm nghía hồi lâu, đoạn, cụ gượng lại cơn đau, nói:

-Thế..mọi người có muốn gì không? Kể tôi, lát lên đấy có gì tôi phù hộ độ trì cho- Cụ vẫn vui tươi, đùa cợt trước giờ phút sinh ra tử vào.

-Chúng cháu mong cụ sống lâu thôi- Mọi người đáp.

-Ôi dào, hỏi ông thần chết chứ mong gì ở tôi, tôi già, ông ấy đem đi là đúng.

Cụ Lan tiếp:

-Chắc tôi với chồng tôi sắp được đoàn tụ rồi.

Nói xong, độ vài phút, cụ tắt thở.

Mọi người khóc sướt mướt, át đi tiếng mưa tầm tã ngoài kia.

Cả nhà thông báo phát tang, dán trước cái cột cổng bằng tre. Buồn bã, người thăm viếng cũng chỉ có vài ông cán bộ, mấy nhà hàng xóm làng kế bên, không khí buồn rầu, nỗi nhớ người thân của gia đình chưa thể nguôi ngoa, xiết chặt thành một khung cảnh âm u, hiu quạnh, rồi cây cối quanh nhà cũng như biết truyện mà ngừng đung đưa, thỉnh thoảng tạt cái như để an ủi người nhà.Tiếng trống kèn vang lên những âm thanh chói tai, như để tiễn đưa cụ về nơi chín suối vàng một cách trang trọng.Và chiếc khăn trắng của đa số mọi người quấn trên đỉnh đầu, mặt cúi gằm xuống, im thin thít.

Nhà chú thằng Phong cũng đến, có nhóc Hòa, kém Phong hai tuổi, tính tình nhút nhát, chả biết cái tính nhút nhát đấy lại bộc phát trong đám hay không. Nó hay khép nép, ngại ngùng nhưng rất ngoan ngoãn và lễ phép.

May mà lúc khóc, nó chạy ra buồng kín, không ai nhìn thấy, tại nó thương bà Lan lắm, nó nhớ, hồi bé,bà dẫn nó sang chơi với anh Phong, dạy nó điều hay lẽ phải, với lại nó còn nhỏ, khóc là lẽ đương nhiên.

Rồi qua mấy ngày, cũng đến lúc chôn cất, hai anh em với con cháu họ Vũ bê đồ, di ảnh, như một đoàn rước kiệu, tản bộ ra Nghĩa trang gần đó, rồi khi đứng trước cái ô đất nhỏ đã được đào sẵn, Phong ngậm ngùi:

-Bà, đáng ra..- cậu sụt sịt-.. nên sống lâu hơn chứ, cháu chưa chứng minh được là... -dòng nước mắt nóng hổi cứ thế mà tuôn, rơi xuống, nhưng cũng không thể làm ấm lại con người lạnh lẽo nằm bên trong cái quan tài bằng gỗ- cậu nhìn, những chút từng chút đất lấp cái quan tài gỗ cùng đồ dùng cá nhân của cụ đi. Đem bao nỗi nhớ da diết mang theo lên thiên đường.

Cậu kéo tay thằng Hòa, lui vào một góc, cố kìm nước mắt bằng cách gạt tay áo phắt cái, nước mắt thấm hết vào cánh tay áo, nói:

-Hay là...

Bạn đang đọc truyện Phong Ba của tác giả Thung Lũng. Tiếp theo là Chương 3: LỜI MỜI