Final exam, hay còn gọi là kiểm tra cuối kỳ, chướng ngại mà chúng tôi phải vượt qua trước khi tận hưởng các kỳ nghỉ đông hay hè.
Từ hồi cấp 1, tôi đã quen với việc làm kiểm tra theo phòng, khi tôi sẽ được nhận một số bao danh và phòng thi, chỉ việc đến đúng phòng và ngồi theo sơ đồ của giáo viên và làm bài. Các công đoạn cũng cực kỳ đơn giản, học đề cương, chăm giải bài tập, và ngồi làm bài kiểm tra. Tất cả công đoạn ấy đều lặp đi lặp lại đến hết năm lớp 9 của tôi, và khi tôi chuyển đến AISVN, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi.
…
Như thường lệ vào các buổi sáng thứ hai đầu tuần, bà Vicky Yang đang phát biểu về những sự kiện sắp tới. Tôi đang ngồi cùng lũ Daniel và Saurabh, thì thầm bàn tán về những sự kiện ấy. Giữa những thông báo ấy, một thứ khiến chúng tôi phải dừng lại.
“The next announcement will be about the final exam.” - bà Vicky Yang nói, và cả hội trường bỗng dưng im bặt.
“As you guys already know, the final exam is coming. Congratulations on those who have finished your assessment, especially the 11th and 12th graders, I know you guys have many things going on now. For the others, good luck with the rest assessments. So the exam will be held from…” - và bà ấy tiếp tục phổ biến về thời gian cũng như các quy chế thi.
“For grade 10, all Vietnamese and elective subjects, such as Art, Music, Theatre, and PE, will be held by the teachers responsible for the subject. You don’t have to take the exam in the Black Box, instead, you will have it in class.” - và với những môn học kể trên, kể cả các môn Vietnamese, chúng tôi sẽ làm bài kiểm tra trong lớp thay vì phải làm trong Black Box.
“For the other subjects, here’s how you do it. During the examination period, you guys still have to go to school, regardless you have an exam that day or not. You will stay with your advisory group and take attendance with your advisor. Then, if you have an exam running on that day, you will have to arrive at the front of the Black Box 15 minutes before the exam, and head into the Black Box to take the exam.” - chung quy lại là chúng tôi vẫn phải đến trường và điểm danh dù có môn thi vào hôm đấy hay không. Chúng tôi sẽ điểm danh tại lớp advisory và có di chuyển đến Black Box trước giờ thi 15 phút để ổn định chỗ ngồi.
“And now, I will go through the academic honesty…” - và chúng tôi bắt đầu nghe về nội quy thi cử, về những thứ chúng tôi được mang vào phòng thi và những quy tắc khác.
“You won’t be able to leave the Black Box during the first hour and the last 15 minutes of the exam.” - đó là lần đầu tiên tôi biết đến một luật như vậy, mãi đến sau này tôi mới hiểu lý do.
…
Vào năm lớp 10 thì chúng tôi ôn thi thoải mái hơn lớp 11 và 12 nhiều. Đó là vì chúng tôi chỉ phải quan tâm đến GPA, chứ không phải là những con điểm để nộp lên cho đại học xem xét. Tuy vậy nhưng vẫn có những đứa ráng lấy điểm thật cao để làm cho profile của bản thân thật tốt, đặc biệt là những đứa đang có ý định đi du học trong thời gian tới. Dave cũng chính là một trong những số đó và nó đã quyết lấy điểm Chemistry và Math thật cao, và nó cũng khá tích cực ôn thi trong kỳ thi này. Về phần tôi, dù khá tự tin trong hai môn Chemistry và Math, tôi vẫn giải bài tập đều đặn để luyện phản xạ của mình với các dạng đề. Tôi lo lắng hơn cho ba môn còn lại, đặc biệt là World History vì qua một học kỳ, tôi đã cảm thấy mình không đợi trời chung với môn học này. Vì thế, tôi lên một kế hoạch.
“Ê Quyên, làm study guide không?” - tôi hỏi Quyên khi chúng tôi vừa hết lớp World History.
“Cho môn này á hả? OK được á, mày cứ share cho tao đi rồi tao lên làm.”
…
“Ê Nemo, tao đang tạo cái study guide cho World History. Làm chung không?” - tôi hỏi thêm Nemo
“Ah, alright. Cứ share đi rồi có gì tao lên chung.”
…
Công đoạn ôn thi của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Không còn là những đề cương ôn tập được phát bởi giáo viên, chúng tôi phải tự mình chuẩn bị đề cương cho từng môn học, hay còn gọi là study guide. Việc tự mình làm study guide cho tận 5,6 môn học trong một học kỳ gần như là bất khả thi, nên chúng tôi thường làm chung với nhau, đứa lo phần này, đứa viết phần nọ, đứa thì tổng hợp ý, nên cũng đỡ được phần nào. Nhớ lúc bắt đầu làm study guide cho World History, tôi bắt đầu tạo một trang Google Docs, chia sẻ nó cho một vài đứa bạn, rồi cùng nhau tổng hợp các kiến thức vào đó. Bắt đầu từ tiêu đề của các unit, sau đó là đến những ý chính, những sự kiện lịch sử đi kèm, và các phân tích đắt giá từ các buổi học. Chúng tôi cứ viết, rồi lại highlight, bàn nhau về một luận điểm nào đó. Từ một môn học thuộc lòng từ trường công, tôi đã phải nghiên cứu về một sự kiện lịch sử nào đó rõ hơn để làm rõ luận điểm của mình. Cứ thế, study guide trở thành một phần không thể thiểu trong các kỳ kiểm tra của tôi suốt thời cấp 3, không chỉ riêng World History mà còn là khá nhiều các môn học khác.
…
Ngày thi gần kề, các hoạt động ôn tập càng sôi nổi hơn. Vì là tuần trước khi thi, hay còn gọi là dead week, thầy cô sẽ không giao thêm project trong khoảng thời gian này và cho chúng tôi tự ngồi ôn tập với nhau, thỉnh thoảng thầy cô sẽ làm vài hoạt động để củng cố những kiến thức quan trọng. Trong các lớp học, đứa thì ngồi đeo tai nghe, ôn lại các kiến thức, đứa thì tụm lại với nhau, hỏi nhau các câu hỏi khó. Tôi cũng thuộc dạng được hỏi bài nhiều, nhất là các câu hỏi Math và Chemistry.
“Ê Thịnh, câu 11 mày ra chưa?”
“Rồi, 8.5 á.”
“Mày làm như nào vậy chỉ tao coi.”
Tôi vừa giải bài vừa giảng bài cho những đứa khác. Phương pháp của tôi cũng khá hiệu quả, tôi giúp chúng nó tiếp cận với dạng bài qua từng bước, bắt đầu từ việc nhận biết dạng bài vì tôi cho rằng có thể thì mới xác định được phải làm gì tiếp theo. Có lẽ đó là lý do khá nhiều đứa tìm đến tôi hỏi bài, và tôi cũng không cho đó là một điều phiền phức. Ngược lại, nhưng câu hỏi đó cũng giúp tôi củng cố lại kiến thức của bản thân, nên nếu tiện, tôi luôn giành thời gian giảng bài cho chúng nó. Tuy quan niệm này của tôi cũng phần nào thay đổi , nhưng đến tận bây giơ tôi vẫn giành thời gian giải đáp câu hỏi của bạn bè trước các kỳ kiểm tra. Quay trở lại vấn đề, ngoài việc làm “gia sư”, tôi cũng giải bài tập Chemistry và Math với Saurabh, hay nghe những đứa giơi World History như Quyên và Nemo nói chuyện với nhau. Đặc biệt nhất là thằng Nemo, không một đề tài nào trong lịch sử nói chung có thể làm khó được nó.
“Mày chưa biết hả, năm ngoái lúc nộp essay, ông thầy còn bảo bài của nó là “This is an IB World History level” mà.” - kiểu như trình lịch sử của nó ở một tầm cao nào rồi.
Để có thể nói rõ hơn, trình độ của nó khác với việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử. Đó là khả năng đưa ra quan điểm, phân tích, và đưa ra dẫn chứng để hỗ trợ diễn giải luận điểm đó. Trong một cuộc tranh luận về lịch sử, hoặc thậm chí bất cứ đề tài nào khác, nếu bạn gặp phải Nemo ở phe đối địch thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khắn đấy. Nhiều lúc hỏi bài nó, nó nói đến 5 ý thì tôi chỉ nắm được 2,3 ý vì nó quá nhanh và tư duy của tôi ngày ấy không thể theo kịp. Nhiều khi phải hỏi lại đến vài lần, tôi mới hiểu nó đang nói về cái gì. Nó cũng giúp tôi làm study guide khá nhiều, và tôi nhiều lần bật cười trước những dòng tóm ý của nó, những câu joke hay ví von về một sự kiện nào đó thực sự rất châm biếm nhưng cũng rất hiệu quả. Gánh nặng từ World History của tôi phần nào cũng bớt đi đôi chút nhờ nó.
Về hai môn English thì chúng tôi được biết là sẽ thi về các tác phẩm mà chúng tôi đã học trong học kỳ. Với môn English 9 là Of Mice and Men trong khi lớp 10 là Brave New World. Ngoài ra, chúng tôi cũng phải nhớ các biện pháp nghệ thuật, hay còn gọi là literature device đã được dạy vì chúng tôi sẽ bắt gặp những câu hỏi yêu cầu tìm và dẫn ra những biện pháp ấy trong bài kiểm tra. Ôi, phân tích các bài thơ ấy khiến tôi đau hết cả não, nhưng có bà Crystal và ông Brock sẵn sàng giải đáp các thắc mắc, hai môn ấy cũng đỡ hơn phần nào. Cũng nhờ vậy mà tôi có thêm thời gian cho các môn còn bài, đặc biệt là khoảng thời gian ôn thi chung với bạn bè. Nhớ có lần tôi ngồi học chung với lũ Daniel, giải bài chem kiểu:
“OK, thí dụ như bài này đi, nó cho số mol của Na, thì mày tính số mol của NaOH như nào?” - tôi hỏi cả đám.
“À thì lấy cái này, nhân cái này, chia cái này.” - Derrick bảo.
“Ừ, đó là với các dạng bài chỉ cho 1 số mol. Vậy còn bài này thì sao? Reactant tận 2 số mol, vậy phải làm như nào?” - tôi lại hỏi, thầm nghĩ về một phương pháp chọn số mol. Nhưng câu trả lời của thằng Minh thì…
“Thì mày cộng hai số mol vào dùng luôn.” - Minh trả lời một cách ngông không chịu được.
“...” - tôi nhắm mắt, bất lực vỗ trán - “Đ** m* đời.” - và chán nản nói trong tiếng cười của cả đám.
“Má, mày nghĩ sao mà cộng vào xài chung hả Minhhhhhh.” - tôi la thất thanh và tụi nó cười lớn hơn.
“Phải làm như này nè cha.” - đợi cho tụi nó ổn định, tôi giảng lại cách chọn số mol cho chúng nó. Vừa học vừa trêu đùa, giai đoạn căng thẳng bỗng trở nên thoải mái hơn bao giờ hết, khi chúng tôi có gần như cả ngày ở trường để tự do làm những điều mình muốn. Ngoài học với nhóm Daniel thì tôi còn làm bài chung với Saurabh, thường thì nó sẽ như vầy.
“You are doing chem?” - nó hỏi tôi.
“Yeah, but I’m bored of those stuff.”
“Wanna do math with me? Mr. Greence just gave me this.” - nó giơ một bài luyện tập trước mặt tôi.
“Yeah sure, let’s do it.” - và tôi làm chung với nó.
“You get the 1c?”- nó hỏi tôi
“Bruh, I’m only at b.”
“Ah okay. Lenme know when you got it.”
Sau một hồi, tôi cũng có đáp án.
“I got 8, what did you get?”
“I got 4” - và chúng tôi bốn mắt nhìn nhau, rồi lại nhìn chằm chặp vào bài giải của hai đứa.
“Show me how you do it.” - nó bảo tôi, và sau một lúc thì nó nói.
“Ah, you forgot to divide by 2, here look.” - rồi nó chỉ tôi chỗ sai.
“Oh right, that I often forgot.” - tôi bắt đầu sửa lại.
“Johnny Thịnh ngu lon.” - nó chọc tôi.
“Fuckkkkk you, Imma kill you.” - và tôi bắt đầu chọc lét nó trong khi nó cỗ giữ tay tôi lại.
Không chỉ Math, lâu lâu chúng tôi còn làm Chemistry chung với nhau, ở phần trắc nghiệm, chúng tôi còn canh thời gian rồi dò đáp án chung, câu nào chọn khác thì cùng nhau xem xét lại, rồi rút ra nguyên nhân tại sao lại sai. Thỉnh thoảng chúng tôi đang ngồi học, có đứa lại đến hỏi bài. Saurabh thường sẽ là đứa giải thích trước, vì cách giảng của nó khá ngắn gọn và súc tích, nhưng sẽ có những đứa không theo kịp. Nhưng lúc thì vậy thì:
“You do it.” - nó quay sang tôi, nhường lại phần giải thích cho tôi vì tôi có thể giúp chúng nó giải từng bước.
“Ah okay, then just do the next question and we will discuss later.” - tôi bảo nó làm trước rồi lát giải chung tiếp sau.
“Alright.” - nó quay lại làm còn tôi bắt đầu giảng bài cho tụi kia.
Những ngày ôn thi cứ tiếp diễn như thế cho đến tuần kiểm tra. Kỳ kiểm tra học kỳ đầu tiên của tôi.
…
Ngày kiểm tra, tôi lên trường như bình thường, chỉ khác là tôi đến phòng advisory thay vì các lớp học. Không khí căng thẳng hơn bao giờ hết, ai ai cũng cầm trên tay tài liệu của mình, không note viết tay thì cũng điện thoại, Ipad, và cả laptop. Hâu như ai cũng tụ tập lại chung với nhau, vội hỏi nhau những câu hỏi để kiểm tra lại kiến thức của mình, lỡ may lại bổ sung được những kiến thức mà mình có thể bỏ sót. Ngay khi bước vào lớp, tôi cũng nhanh chóng lấy laptop của mình ra, xem lại các tài liệu cần thiết cho bài kiểm tra. Miệng vừa lẩm nhẩm lại những kiến thức ấy, tôi cố giữ cho đầu óc tập trung hết mức có thể, mặc cho xung quanh tôi đâu đâu cũng là những câu hỏi đáp chóng vánh. Tôi cũng để ý thấy một vài hình bóng quen thuộc, David đang lẳng lặng xem lại tài liệu trên điện thoại của nó, Daniel với Minh cũng đang bàn tán với nhau về một câu hỏi.
“Trời ơi giúp tao câu này đi. Còn có 15 phút nữa à.”
“Đ** m* từ từ, để tao đọc nốt cài này đã.”
Mọi thứ cứ tiếp diễn như thế trong suốt 10 phút, cho đến khi một đứa bắt đầu bảo:
“Ê tụi bay, gần đến giờ rồi á, đi lên đi là vừa.”
Ngẩng đồng hồ lên xác nhận chỉ còn lại vỏn vẹn 5 phút, tôi lật đật lôi chiếc hộp bút từ trong cặp ra, lấy ra mấy cây bút bi, thước, và tất cả những gì mà tôi cho là cần thiết. Nhét vội bình nước vào trong túi áo khoác, tôi theo chân cả đám ra khỏi phòng và chạy lên Black Box ở tầng 5. Một nhóm đông học sinh đã có mặt ở đây từ trước, không chỉ mỗi khối tôi, có cả các anh chị khối trên cũng ở đây. Dù cho đã khá sát giờ thi, nhưng mọi người vẫn đang tận dụng từng giây cuối cùng để cùng nhau củng cố lại những kiến thức quan trọng lần cuối, cho đến khi một thầy la lên:
“Attention guys. Shhhhhhh.” - và tiếng suỵt bắt đầu được lan truyền, qua các học sinh khác, dần cho đến khi các cuộc bàn tán ngưng hẳn, ông thầy mới nói tiếp.
“I want you guys to make 3 lines.” - và ông thầy bắt đầu chỉ vào từng vị trí - “Okay, grade 11 IB World History HL, you will be here. Grade 11 IB World History SL, you will be here. And finally, grade 10 World History, you will be here. Actually, if it’s too long, just make another line on the right of this line. Everybody clears?”
Đó là lần đầu tiên tôi thấy một kỳ kiểm tra mà các môn thi chung với nhau. Vì hầu hết các môn thi ở khối 10 đa phần là giống nhau nên tôi chưa thể cho các bạn thấy rõ. Nhưng ở các lớp cao hơn, những môn như Biology sẽ được thi cùng với Physic, và Economic cũng sẽ được thi chung với Geography chẳng hạn, và thậm chí là thi chung cùng các khối khác. Tất nhiên sẽ có trường hợp bị trùng giờ thi trong một vài trường hợp đặc biệt, như vào học kỳ 2, môn English 9 của tôi bị trùng ngày thi với một môn khác. Đối với những trường hợp như vậy, sẽ có thêm một ngày kiểm tra riêng, gọi là “make up test”, và tất cả những học sinh vắng mặt trong một bài thi với lý do chính đáng sẽ làm kiểm tra bù vào ngày này.
Quay lại hôm thi, ngay từ khi tôi bước vào phòng, 2 giáo viên khác đã trực sẵn ở đó, điều chúng tôi đến các dãy bà ghế chỉ định. Có hơn 10 hàng bàn ghế được xếp ngay ngắn, mội vị trí cách nhau một khoảng cách cố định để hạn chế việc trao đổi giữa các học sinh. Cũng là những chiếc ghế xanh, những chiếc bàn gỗ mà tôi thường thấy trong lớp học, nhưng tôi lại cảm thấy căng thẳng hơn bao giờ hết. Có vẻ như thầy cô sẽ làm đầy từng hàng rồi mới chuyển sang các hàng khác. Tôi ngồi xuống sau một chỗ ngồi, hàng của tôi nằm gần sát ngoài cùng bên trái, và tôi cũng ngồi ở gần cuối phòng. Nói thật thì đây không phải lần đầu tiên tôi làm kiểm tra ở đây. Khoảng tháng 10 chúng tôi có một bài kiểm tra PSAT, nên tôi đã có dịp trải nghiệm căn phòng này. Tuy nhiên, không khi lần này căng thẳng hơn rất nhiều, khi bài kiểm tra sẽ rất quan trọng cho điểm tổng kết của chúng tôi. Tôi cố gắng bình tĩnh, nhưng nhịp tim của tôi càng đập nhanh thì giờ kiểm tra càng gần, và nhận ra rằng tôi đang mất bình tĩnh còn khiến tôi mất bình tĩnh hơn nữa. Tôi quay ngang quay dọc, tìm kiếm những gương mặt quen thuộc để bớt lo. Tôi tìm thấy Minh, nó cũng nhìn thấy tôi và chúng tôi chỉ biết mỉm cười lắc đầu. Tôi cũng tìm thấy Quyên cách tôi một hàng ghế, tôi khẽ bảo nó:
“Tao sợ quá.”
“Cố lên.” - nó cười cười, nhưng giọng cũng run. Nó cũng căng thẳng như tôi.
Bên trên, các thầy cô đã cầm sẵn những bộ đề để phát cho học sinh, một ông thầy thì chỉ cầm một tờ quy chế thi, đợi đến lúc toàn bộ học sinh đã ở trong để phổ biến quy định một lần nữa. Sát hai bên là hai màn chiếu, hiển thị một chiếc đồng hồ đếm ngược, con số 1:30:00 chính là thời gian làm bài của chúng tôi. Nhìn lên trần nhà, các bóng đèn trắng đều đã được bật lên, nó sáng chói cả mắt nên tôi nhìn xuống chỗ khác, cố tìm một cái gì đó để suy nghĩ cho bớt căng thẳng. Bỗng dưng, tiếng đóng cửa vang lên, báo hiệu tất cả học sinh đã có mặt trong phòng. Ông thầy cầm tờ nội quy đằng hắng, chúng tôi tập trung lên trên và bắt đầu nghe:
“Alright guys, seems that everybody is here. I will quickly go through the instruction again. All the examinations must be written by pen with black or blue ink, pencil will not be allowed except when you are asked to draw a diagram. The time for both tests will be 1 and half an hour, students can not leave for the first hour and the last 15 minutes of the exam. In case you need any help during the exam, just raise your hand and we will come for you. Any breach of academic honesty will result in consequences if reported, I hope you have already aware of this…” - và ông thầy tiếp tục đọc cho đến những điều cuối cùng.
“You will have 5 minutes for the reading time. Remember you won’t be able to write anything during this period. After 5 minutes, you can start your test. Are there any questions?” - không ai hỏi gì cả - “Alright, anyone needs a pen, pencil, or ruler?” - một vài cánh tay giơ lên và giáo viên bắt đầu cầm theo một cái khay đầy bút chì và tẩy, đến phát cho từng học sinh cần chúng.
Cùng lúc, từ bên trên các thầy cô cũng bắt đầu phát đề cho học sinh, vừa úp các bài thi trước mặt chúng tôi vừa dặn “Don’t flip it yet”. Đến khi những đứa ở hàng sau cùng nhận được đề thi, ông thầy bên trên ra hiệu:
“Alright, you flip it over.” - đồng loạt tiếng lật giấy vang lên - “And your reading time start now.” - và bài thi chính thức bắt đầu.
…
“Ê tao trúng tủ mày ơi.” - một đứa bạn tôi nói sau môn World History.
“Ừ tao cũng vậy nè.”
Xuyên suốt bài thì tôi cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Cảm giác choáng ngợp khi đọc đề bài thi, hay lúng túng khi không biết phải viết gì cho câu đầu tiên mặc dù đã được khoảng 10 phút. Nếu bạn làm thử đề môn World History trường tôi, các bạn sẽ không đối mặt với những câu hỏi bình thường. Thay vào đó là 2 câu hỏi tiểu luận ngắn và một câu hỏi tiểu luận dài. Thêm những thầy cô giám thị với những tiếng bước chân, tiếng bút lia lịa, tiếng lật giấy của các học sinh khác, và thêm cái lạnh từ máy lạnh cũng khiến tôi phần nào thêm áp lực. Để rồi sau đó là những cảm giác nhẹ nhõm hơn, khi tôi giải quyết xong từng câu hỏi và nhận ra, mình có đủ thời gian để xử lý hết đống này. Viết ra những ý cơ bản rồi từ từ phát triển nó lên, tôi đã hoàn thành được môn thi khó nhằn nhất đối với tôi. Cứ thế, các môn còn lại tôi cũng có thêm tự tin, có môn tôi còn dư tận 30 phút, tôi dành hết để dò lại bài. Kết quả kỳ thi lần đó, tôi khá hài lòng với những gì mình đã đạt được.
Bên cạnh đó cũng có khá nhiều niềm vui khác. Những hôm thi chiều thì chùng tôi còn dư khoảng 1 tiếng dể đánh Liên Quân chung với nhau. Lần vui nhất có lẽ là lúc tôi, Minh, Daniel, Derrick và Henry lập team đánh với Đù, Andrew, Michael Nguyễn, John với Mikey ở team bên kia. Những pha ban pick, la hét khi gank nhau, rồi đến những lần thì thầm to nhỏ để bên kia không nghe thấy, mọi thứ thật sự rất thú vị. Chúng tôi lật kèo được ở phút chót khi Violet của tôi đã đủ xanh và cứ thế mà xả súng. Khoẳng khắc phá được nhà chính tụi nó, chúng tôi la hét còn to hơn nữa. Bên cạnh Liên Quân, chúng tôi còn chơi Nintendo Switch của Yau và Mikey. Có những hôm chúng tôi còn chẳng có kiểm tra chiều thì Yau và Mikey mang mấy cái tay cầm chơi game cho chúng tôi chơi chung. Tôi vẫn nhớ lần chơi Super Bomber Man, khi tất cả chúng tôi đều thua một con bot.
“Kill the bot, kill the bot.” - Yau la lên.
“I’m tryinggggg, stay away from meeee.” - Daniel la lên khi cả đám cứ ném đại bom, dính ai thì dính.
“Má thằng bot rồi kìaaaa.” - và con bot đã thắng 3 lần, chính thức thắng cả game.
Chúng tôi bất lực chuyển sang trò khác, có cả Switch và Just Dance nữa cơ. Cả đám nhảy múa, quẩy tưng bừng nhất là trong ngày cuối cùng kiểm tra.
Rồi có một buổi kiểm tra cuối kỳ 2, khi có một bài kiểm tra Mandarin, không phải ai cũng làm trong đó có tôi. Nhưng tôi vẫn chọn lên trường để quẩy với lũ bạn, đứa khác thì lên trường với người yêu. Chúng tôi chơi cả ngày, la hét đến lạc cả giọng, từ Nintendo đến Mèo Nổ, xong chán thì kéo xuống library chơi. Những chuyện vui như Yau bốc trùng lá bomb hai lần liên tục sau khi tôi dùng là shuffle, hay là cả đám nhảy 24K Magic và bằng một cách nào đó mà tôi thắng. Dưới library tụi tôi còn gọi điện thoại để chọc vài đứa, kiểu prank call. Đầu tiên chúng tôi gọi cho Daniel, bảo có chị nào gửi hoa cho nó, nó cũng ậm ừ rồi bảo:
“Okay anh, nhưng sao giọng anh lại giống Linus thế nhờ.” - và cả đám chúng tôi cười phá lên.
Chúng tôi lại tiếp tục với An, và đây là mọi thứ diễn ra.
“Dạ chào anh, em shipper ạ, có chị nào đặt gửi hoa đến cho anh ạ, em đến địa chỉ rồi đó anh.”
“À à, để em về nhà rồi em gọi lại nha anh, tại nhà đang không có cửa á. Để lát em gọi lại ạ.” - và chúng tôi cúp máy, cười phá lên.
Cứ ngỡ rằng nó sẽ phát hiện ra, nhưng ai ngờ nó gọi lại thật.
“Anh ơi, em về đến nhà rồi, anh đâu rồi ạ.” - An nó gọi lại hỏi, và chúng tôi lật bài.
“Anh ơi, chị rút hoa lại rồi.” - Bill Hồ nó dùng giọng thật của nó. “Và chỉ gửi anh một câu ạ. Dạ, đ** m* anh.” - và chúng tôi cúp máy, để lại một thanh niên ngơ ngác.
Chúng tôi cũng gọi lại sau đó để giải thích, ai ngờ hôm đó có người gửi hoa để chúc mừng anh nó tốt nghiệp. Thế là nó phải bắt grab về và bị mẹ cho ăn chửi, đến giờ nó vẫn còn cay còn tụi tôi thì được một tràng cười không nhặt được mồm. Sau đó thì chúng tôi tiếp tục tám chuyện xuyên lục địa, về các sự kiện, drama, và cả so sánh trường công và ở đây nữa. Có lẽ đó sẽ là những kỳ kiểm tra đáng nhớ nhất của tôi trong suốt quãng thời gian còn làm học sinh.