Sau bữa ăn tối ấm cúng, mấy cô cậu thanh niên và chú Hà ngồi quây quần lại bên đống lửa đốt lên bởi tình người ấm nồng. Ảnh lửa bập bùng rọi sáng đôi gò má căng đầy và ánh mắt sáng rực của đám bạn trẻ khi nghe chú Hà kể các câu chuyện dân gian ly kỳ. Chú Hà lấy que tời, khều khều than củi cháy rục, làm cho tàn lửa theo gió bay lên như đom đóm rồi lụi nhanh trong không khoảng không bởi cái lạnh thấm đượm hương gió rừng.
“Các cháu nói xem chuyện ma quái như thế nào là đáng sợ nhất?”
Mấy thanh niên sôi nổi chia sẻ. “Với cháu thì càng máu me càng rợn người thì càng sợ.” Huy huých vai Nhật một cái. “Gu ông mặn thế.” Cậu ta quay sang nhìn mọi người rồi làm vẻ mặt bí hiểm. “Còn cháu thích nhất là kiểu chuyện ma truyền miệng lâu năm từ các cụ trong làng. Vừa ly kỳ vừa kích thích. Ví dụ như con ma nơi gốc gạo đầu làng hay những ngôi nhà bỏ hoang có tiếng khóc rít từ cổ họng vào những ngày tối trời.”
Huy đang nói thì nín thinh nhìn ra phía sau thằng bạn mắt cận đối diện. Cậu bạn mắt cận đang hăng say ăn ngô nướng thấy mọi ánh mắt đều dồn về mình thì ngơ ngác. “Gì thế? Sao không kể tiếp.”
Huy mặt mũi căng thẳng. “Phía sau cậu.” Lông tóc mắt cận dựng đứng như ăng ten. Thân thể cậu ta cứng còng không dám cử động chỉ có tròng mắt đảo loạn tìm kiếm ánh mắt phủ định cái cậu đang nghĩ từ xung quanh. “Phía sau tôi làm sao?”
Nhật nuốt nước miếng làm như khó khăn lắm mới nói được. “Có, có, có một bóng đen đang tới.” Mắt cận nghe thế bắp ngô trong tay sắp không cầm nổi nữa. Mặt cậu ta như sắp khóc, cố gắng phủ định hiện thực. “Các cậu đừng đùa. Trên đời này làm gì có ma.” Bỗng một bàn tay lạnh toát chạm nhẹ vào vai mắt cận.
“Ối mẹ ơi! Có ma.” Sau tiếng la vang vọng núi rừng, mắt cận bất chấp nhào về phía chú Hà. Đám bạn thân mất dạy ôm bụng cười ngặt nghẽo. Linh cầm chai nước lạnh trong tay ngơ ngác không hiểu gì.
“Mình chỉ định nói là nước cậu nhờ lấy đây này.”
Mắt cận lườm mấy thằng bạn thân muốn lòi con mắt xong vẫn không quên phép lịch sự cảm ơn Linh lấy nước cho. “Cảm ơn cậu.” Linh ngồi xuống đưa mắt hóng hớt tình hình. “Mọi người đang kể chuyện gì mà vui thế?”
Huy lấy củ khoai nướng chín thơm trong lớp giấy bạc đưa Linh.”Mọi người đang nói về gu chuyện ma của mình tiện thể thử nghiệm chút.” Nói xong cậu ta đưa mắt nhìn mắt cận Hiếu vừa đang tu nước ừng ực đối diện.
Hiếu nhận được ánh nhìn trêu chọc từ thằng bạn, tức mình ném chại nước qua. “Bạn bè như cứt ấy Huy ạ. Sau deadline trễ đừng bảo thằng này lấp liếm cho nhé.” Huy nhẹ nhàng đỡ được chai nước của Hiếu, vặn nắp khiêu khích uống một hơi. Hiếu nhìn Huy thản nhiên uống chai nước mình đã chạm môi thì vội vã cúi xuống nhìn ngọn lửa hồng đang liếm vào khoảng không. Để xua tan đi ngượng ngùng, Hiếu hỏi Linh. “Thế còn cậu thì sao Linh? Gu chuyện ma của cậu là gì?”
Linh thoáng nghĩ rồi thành thật trả lời. “ Tôi không sợ ma. Thay vì thế tôi lại thích những sự tích dân gian truyền miệng. Thích nghĩ sâu xa về những bài đồng giao, những bài hát. Cảm giác phát hiện ra những thứ chúng ta nghĩ là vô hại và nói với nhau hằng ngày thực ra lại ẩn giấu một câu chuyện đẫm máu hoặc những sự tích rùng rợn thật là đã.” Hiếu nghe xong tự động kéo chặt áo, nhích gần lại phía chú Hà.
“Đến chịu với sở thích kỳ là của mấy cậu. Sau này coi như chúng ta không quen nhá. Tránh để cho một ngày nào đấy tôi bị dọa cho vỡ mật mà chuyển kiếp.”
Huy nghe thế nhìn Linh đầy sâu xa rồi bật cười khanh khách. “Sở thích của Linh nghe thú vị thật đấy. Cậu thử nói xem một số ý tưởng của cậu về câu chuyện dân gian quen thuộc nào đấy cho mọi người cùng nghe đi.” Rồi anh nhìn sang Hiếu. “Yên tâm, tôi không để cậu có ngày đấy đâu.”
Hiếu vội vàng bịp tai. “Tôi không muốn nghe đâu.” Cậu toan đứng dậy đi vào phòng thì bị câu nói của Huy điểm huyệt. “Giờ trong phòng không có ai đâu.” Thế là Hiếu đành hậm hực ngồi xuống.
Linh cảm thông, đưa cái chăn mỏng bên cạnh để cậu bạn chùm lên cho đỡ sợ. “Mình mà kể chắc Hiếu giận mình mất. Hay chú Hà kể tiếp mấy câu chuyện ly kỳ cho mọi người cùng vui đi ạ.”
Chú Hà cho thêm củi vào đống lửa rồi từ tốn. “ Chú thấy cách nghĩ của Linh rất hay. Thế để chú kể cho các cháu lời đồn thổi rất phổ biến trong dân gian về một loài chim. Loại chim này hoạt động về đem sống, sống đơn đọc hoặc theo cặp. Chúng có mặt tròn, mỏ khoằm, mắt to tròn chiếm phần lớn diện tích khuôn mặt như đang đeo kính lão. Chúng thường phát ra tiếng éc éc giống tiếng lợn kêu nhằm đe dọa con mồi.”
“Chim lợn.” - Hiếu nghe miêu tả thì thốt lên. Huy ngồi đối diện thấy vẻ mặt hứng chỉ ngu đần như thằng nhóc 3 tuổi của Hiếu thì chán không buồn nói.
Linh ngồi bên cạnh lên tiếng giải quê cho cậu bạn. “Cú lợn thuộc họ Cú có danh pháp khoa học là Tytonidae.”
Chú Hà tiếp lời. “Trong dân gian, chim lợn thường tượng trưng cho điềm không may hoặc báo hiệu cái chết sắp tới. Có đứa nào đã nghe nói đến chưa nhỉ?”
Mồm thì nói sợ nhưng cứ nhắc đến mấy chuyện huyền bí, Hiếu không nhịn được mà nhanh nhảu. “Có ạ. Ở quê cháu còn đồn thổi mức độ điềm xấu theo số lần kêu của chim lợn nữa cơ ạ. Cụ thể là kêu 1 tiếng thì là sắp nhận tin xấu từ nơi xa. Kêu 2 tiếng nghĩa là gia đình sắp có người bệnh nặng. Kêu 3 tiếng nhắc nhở cẩn trọng đi lại trong thời gian tới. Kêu 7 tiếng là báo hiệu nam sắp chết. Kêu 9 tiếng là báo hiệu nữ sắp chết. Hợp với câu nam 7 nữ 9 của dân gian xưa.”
“Thế chỗ tôi khác chỗ ông rồi.” Nhật thần bí bổ sung. “Chỗ tôi sẽ đo mức độ điềm xấu theo khung giờ. Kêu khoảng từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối là gia đình sắp xảy ra điều khó khăn. Kêu khoảng từ 9 giờ tối đến 11 giờ đêm là có hung tin đưa về từ phương xa. Kêu khoảng từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng là cần cảnh giác tai ương gắn liền với trẻ em. Kêu từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng là sắp gặp tai nạn xe cộ. Còn kêu khoảng từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng nghĩa là người ốm đau nặng dễ ra đi.”
Không biết Hiếu kiếm đâu ra được giấy bút đang lẩm rẩm ghi lại. “ Kêu từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng thì sao cơ?” Nhật lặp lại câu trả lời. Hiếu nhìn ghi chú của mình rồi cắn bút ngẫm nghĩ. “ Thế chim lợn kêu vào ban ngày thì sao?”
Nhật nhớ lại những gì đã nghe từ cha ông. “Hình như không sao cả?” Hiếu vẫn không tin lắm hỏi lại cho chắc. “Có thật không đấy. Hay ông nhớ nhầm. Cái con độc miệng này còn có lúc kêu không có điềm xấu hả?”
Nhật chưa kịp trả lời thì Huy ngồi đối diện lấy cành cây gõ gõ vào chậu than. “Cậu sợ ma cơ mà sao cái này nhanh nhảu thế? Lại còn chê chim lợn độc miệng. Thử hỏi trên đời này có loài nào qua được cái mỏ hỗn là cậu à?”
Tổ kiến lửa là Hiếu bị Huy trêu chọc thì quăng cái chăn xuống, hùng hổ đi đến chỗ Huy tính cho thằng cha này một trận. “Cậu còn biết tôi có cái mỏ hỗn à? Thế cứ ngứa miệng trêu chọc tôi làm gì? Cái vụ cậu dọa ma tôi, tôi còn đang ghi sổ tính lãi gộp đấy. Hay giờ muốn tính cả gốc lẫn lãi tại đây luôn à?” Nói xong cậu bạn hừng hực khí thế xắn tay áo muốn solo một trận.
Huy ung dung nhìn cười ha hả rồi mượt như sunsilk đánh trống lảng. “Cậu không phải tò mò vụ chim lợn à? Hay cậu hỏi Linh xem dưới góc nhìn khoa học thì vì sao chim lợn kêu lại mang lại điềm xui?” Nói xong cậu nhìn Linh với ánh mắt cầu cứu. Bạn tốt cứu net
“Ừ thực tế là việc này có cơ sở khoa học đấy.” Linh cười cười nhìn hai cậu bạn rồi tốt bụng cứu net cho Huy.
Câu này thành công thu hút sự chú ý của Hiếu. Cậu ta hầm hừ Huy vài cái rồi chạy về chỗ cũ ngồi hóng hớt. Cô khẽ nhìn chú Hà. Hình như câu đố về sinh vật nào là Đài Tiếng Nói Vạn Linh đã có lời giải.
“Theo khoa học lý giải, chim lợn khá nhạy cảm với việc thay đổi của từ trường. Chúng bị thu hút bởi từ trường xấu. Chuyện này cũng không hiếm lạ. Trong tự nhiên có khá nhiều loài vật sở hữu khả năng nhạy bén và cảm nhận được sự thay đổi của từ trường, thời tiết hoặc thảm họa thiên nhiên. Như hiện tượng kiến bò lên chỗ cao báo hiệu sắp đến mùa mưa lũ, hoặc chim chóc di cư đột ngột, hay dơi không nhìn mà cảm nhận mọi vật bằng sóng âm. Mà khi chết, con người tỏa ra loại điện trường đặc biệt nên đã hấp dẫn chim lợn bay vào nhà. Dựa theo đó có thể xác định là, chim lợn không mang điềm xấu. Điềm xấu đến từ chúng ta.”
“Hay quá Linh ơi!” Hiếu tròn mắt, gật đầu răm rắp. Linh bị khen quá mà ngượng ngùng. “Không có gì đâu. Kiến thức căn bản thôi.”
“Không đâu. Này là siêu cực kỳ rồi. Ít nhất người như tôi không biết.” Nhìn cái vẻ mặt long lanh như cún con, cả người cứ xum xoe lấy Linh kia của Hiếu, Huy lại bật chế độ ngứa mồm. “Phải rồi. Xuất ngày đi hóng hớt mấy chuyện không đâu thì làm sao mà biết cái gì tử tế được.”
Hiếu nghe thế thì nhe răng trợn mắt với Huy. “Tôi cướp crush của cậu à. Sao cậu cứ cà khịa tôi thế! Thế tối nay cút sang ngủ với Nhật đừng có bắt thằng này chia cho cậu nửa cái giường.”
Sắp bị cho ra rìa, Huy biết điều thành thật lại. “ Ầy. Đùa tí thôi làm gì căng.” Nhật chẳng làm gì cũng bị kéo vào thì vội vàng đẩy trách nhiệm. “Tôi với thằng Huy ngủ chung giường á? Không được đâu. Thằng Huy nằm đất thì được.”
“Có khách vừa bùng nên còn phòng chống. Hay Huy sang đấy ngủ cho rộng rãi.” Chú Hà tốt tính, rất biết cách suy nghĩ cho người khác.
Huy khách sáo từ chối. “Dạ thôi ạ. Thế thì lại phiền chú phải dọn phòng. Cháu ở với Hiếu và Nhật là được rồi ạ.” Cậu liếc mắt nhìn Hiếu một cái. “Dù sao cháu với Hiếu thân nhau. Đầu giường cãi nhau cuối giường làm hòa chú không phải lo đâu ạ.”
“Chúng ta không thân tới mức đấy!” - Hiếu vẫn còn ấm ức với thằng Huy vì tội làm cậu bẽ mặt trước Linh.
Linh thấy mình làm việc tốt thì làm cho chót, tiễn Phật thì tiễn tới Tây Thiên luôn nên hỏi chú Hà để chuyển trọng tâm cuộc nói chuyện. “Thế cách nhìn của chú về chuyện chim cú lợn mang xui xẻo thì sao ạ?”
Mấy đứa nghe thế lại bắt đầu vểnh tai. Chắc chắn phải có gì hay ho thì chú Hà mới gợi ý thảo luận chủ đề này. Chú Hà từ tốn, liếc qua đồng đạo với mình - Linh rồi nửa thật nửa đùa nói. “Thực ra có một cách nghĩ khác. Đó là chính vì loài chim này nhạy cảm với từ trường. Nên chúng rất linh mẫn trong việc nghe ngóng sự vật hiện tượng. Hễ chỗ nào có việc là chúng nó sẽ đến hóng. Theo như giới trẻ bây giờ gọi là gì nhỉ? À camera chạy bằng cơm đấy. Và như bao camera chạy bằng cơm khác, hóng chỉ là một nửa của hạnh phúc. Nửa tiếp theo chính là mang tin vừa hóng được đi chia sẻ với đồng loại. Con này chuyền con khác và tiện thể báo tin cho gia chủ luôn.”
“Ồ!” Cả đám như phát kiến ra châu lục mới.
“Nếu chúng ta có thể giải mã được tiếng kêu của chúng thì chim cú lợn có thể trở thành một kênh truyền thông mới rồi nhỉ?”
Kênh truyền thông mới? Cái này có thể làm được thật à?
“Theo một cách nào đó thì có khả năng.”Chú Hà cũng không phủ định ý tưởng này của Linh. Đúng vậy. Có khả năng theo góc nhìn của Thông Linh Sư.
“Nhưng vì bị hiểu làm là độc mồm độc miệng nên cú lợn bị con người xua đuổi phá tổ. Thành ra số lượng cá thể cũng giảm đi đáng kể. Địa bàn hoạt động bị thu hẹp lại. Không chỉ chim cú lợn mà nhiều loài khác cũng thế.” Huy kéo mọi người về thực tế.
Không khí trầm xuống rồi rất nhanh sôi nổi trở lại. Chú Hà nhâm nhi cốc rượu mơ mát lạnh, làm quản trò cho mấy thanh niên nhiệt huyết hừng hực chơi ma sói. Chỉ có bốn đứa nhóc mà tiếng cường nói vang vọng cả sườn đồi, hòa vào trong gió chạy vào tai của một sinh vật đậu gần đấy. Ẩn mình trong tán cây rừng rậm rạp, đôi mắt to tròn quan sát từng động tĩnh dù là nhỏ nhất phía dưới lớp mùn dày.
Rượu mơ tuy tự ủ của chú Hà tuy nồng độ cồn thấp nhưng uống nhiều vẫn làm người ta lâng lâng mơ màng. Hiếu xui xẻo rơi vào nhóm đấy. Vui đùa xong cả đám phụ chú Hà dọn dẹp rồi chia nhau đi về phòng. Hiếu say rượu nên được miễn nghĩa vụ ngồi ngẩn người đếm tinh tính lẩn trốn trong mây mù.
Huy dọn xong đi đến, bất thình lình áp cái tay vừa rửa nước lạnh vào gáy cậu bạn. Hiếu giật mình như mèo bị dẫm phải đuôi. Không để cậu có cơ hội chửi Huy chặn trước.
“Để tôi dìu cậu về phòng.” Nói rồi cậu ta tốt bụng muốn đỡ vai Hiếu.
“Ai cần!” Hiếu định lách người tránh ra nhưng suy nghĩ và thực hành cách nhau một khoảng. Chân cậu loạng choạng suýt ngã may Huy đỡ được. “Được rồi. Đừng giận. Do tôi không biết điều trêu cậu. Tôi xin lỗi được chưa. Về Hà Nội mời cậu đi ăn một bữa để đền bù?”
“Hai bữa.” Hiếu hất cằm kì kèo.
Huy cười thầm. “Bao nhiêu bữa cũng được.” Nói rồi đỡ Hiếu về phòng. Đi mấy bước Hiếu nhận ra không đúng. “Không phải lối này.”
“Chúng ta đi vệ sinh trước.”
Hiếu giãy ra. “Tôi chưa buồn. Tí tôi đi sau. Với cả hai thằng con trai đi vệ sinh chung gay lắm biết không? Tôi không kỳ thị đâu. Nhưng tôi là trai thẳng. Chẳng lẽ cậu?” Một suy nghĩ vụt sáng trong đầu Hiếu. Cậu cảnh giác nhìn Huy.
Huy làm vẻ ngượng ngùng, dán xát lại, thì thầm vào tai Hiếu. “Thực ra do tôi sợ ma không dám đi chung một mình nên muốn rủ cậu đi chung. Cậu đừng nói cho ai biết nhé!”
Hiếu vỡ lẽ, lòng mừng hơn nhặt được vàng. Hóa ra người như thằng Huy cũng sợ ma. “Thôi được. Nể mặt chúng ta quen biết tôi đi cùng cậu. Nhưng mà không ngờ đấy Huy ạ. Hóa ra cậu sợ ma.”
“Ừ tôi sợ ma.” Huy qua loa đáp. Tiện chân đạp tan sợ khí đen muốn bám lên người Hiếu. Sợi khí đen chưa kịp phát ra tiếng tru tréo đã tan mất.
Trong này Linh vẫn còn giúp chú Hà dọn bếp. Thấy mấy bạn khác đã về phòng hết cô mới nói tiếp chuyện về Cóc Ngọc với chú Hà.
“Hóa ra chim lợn cũng là sinh vật trong thế giới Vạn Linh ạ? Cháu cứ tưởng sinh vật trong thế giới Vạn Linh không thể được nhìn thấy bởi người bình thường.”
Chú Hà biết Linh mới vào nghề nên còn hơi bỡ ngỡ. “Vốn trước kia sinh vật Vạn Linh với con người sống hài hòa với nhau. Nhưng sự hài hòa đấy bị phá vỡ khi con người thấy được lợi ích từ chúng và bắt đầu săn bắt dẫn đến nhiều loài bị tuyệt chủng. Vì để bảo vệ bản thân nên chúng đã dần tiến hóa và nhiều loài học được cách ẩn mình dưới mắt của loài người. Như Mộng Trùng, vào thời cổ đại chúng bị khai thác và tận diệt vì người ta cho rằng chúng biết đọc suy nghĩ và lợi dụng làm tình báo trong chiến tranh. Còn cú lợn khá hơn vì được tin đồn bảo vệ. Chú nghĩ tin đồn này cũng là do một Thông Linh Sư nào đấy truyền ra để bảo vệ chúng.”
Linh học ngành sinh vật lại càng hiểu rõ những gì chú Hà nói. “Dạ cháu hiểu. Nhưng làm sao chúng ta có thể giao tiếp với chúng ạ? Chẳng nhẽ cũng kêu éc éc giống lợn?” Cô thật sự không muốn hỏi ngu đâu nhưng mà không biết thì phải hỏi.
“Dĩ nhiên là có cách. Chúng ta có thể dùng thuốc để thay đổi từ trường não về cùng mức sóng với chim cú lợn là được. Vừa đúng lúc chú có cái thuốc đấy.”