Chương 4: NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ

Chương 4. ÔNG HAI LONG

1,651 chữ
6.4 phút
126 đọc

Từ ngày về xã này Bình chưa có dịp ghé chơi nhà ông Long, nghe dân xóm bảo ông là ngư dân vùng biển lâu năm đầy kinh nghiệm trong việc đánh bắt cá xa bờ, nhiều năm nay vì tuổi cả nên ông phải nghỉ việc đánh bắt sang làm nghề đan lưới thủ công, người ta bảo ông đan lưới còn đẹp hơn đàn bà vùng này nữa, tính ông hiền lành, ngay thẳng, nói năng nhỏ nhẹ, đặc biệt ông có tài kế chuyện rất hay đến nỗi tụi trẻ con xã này đều muốn ngồi bên cạnh ông để nghe những câu chuyện thú vị của ông. Tuy nhiên ông có hoàn cảnh khá nghèo trước đây ông sống đây mai đó trên con thuyền cũ kĩ sau đó cô Ánh dựng tạm cho ông căn nhà làm bằng ba bốn tấm ván gỗ em và tôn cũ, nhỏ nhỏ và chặt, đến khi ông nhận nuôi Tân ông chuyển qua sống cùng nhà nó vì nhà có mình nó cũng tội, Tân cũng đồng ý, một mình ai cũng sẽ cô đơn. Bình chưa gặp ông bao giờ nhưng nghe những lời giới thiệu về ông như vậy, anh cũng muốn gặp ông lắm. Trong một dịp ghé chơi nhà thằng Tân, anh đã được tiếp xúc và nói chuyện với ông Hai Long. Thoạt nhìn ông trong vạm vỡ, to lớn với nước da ngâm đen, tóc ông đã pha chút trắng trên nền đen nhưng trắng nhiều hơn, ông khá nghiêm nghị với bộ râu trắng dài được buộc lại bằng một cái dây do ông thiết kế, ai mới gặp chắc cũng sẽ ngạc nhiên vì thân hình đó, Bình cũng không là ngoại lệ. Ông Long đã hiểu cơ sự chuyện Tân gặp Bình như một duyên số, ông mời anh vào nhà, mời trà rất tự nhiên, ở đây người dân họ rất hiếu khách, hỡi có người quen hay bạn đến nhà là hết mực chiêu đãi. Bình thấy vui khi được ông tiếp đón một cách nồng hậu như thế. Ngôi nhà cấp bốn không được khang trang mấy nhưng với vườn rau xanh mát với những cây dừa, tàu lá đã tô điểm thêm cho ngôi nhà, chúng thường đong đưa theo gió, nhà ngoài biển nên ngày nào cũng gió thổi vù vù, quanh năm suốt tháng như thế cũng đủ mát.Từ nhà thầy Chi mà qua đây cũng khoảng một cây số theo đường ven bờ biển, nên cũng tiện qua ghé chơi vài lần, thầy Chi trước đây cũng hay ghé chơi và bầu bạn với ông Long, hai người có vẻ thân thiết vui vẻ lắm. Khi mà biết Bình đã giúp con nuôi mình, ông Long cảm tạ và biết ơn vô cùng, ông xem cái ơn này lớn lắm và xem tìm cách trả hết cho Bình, Bình thì lại ngại không dám nhận lời trả ơn của ông Long nhưng ông quả quyết lắm, còn nói đùa.

_Anh này kì lạ, anh làm vậy là xem thường tôi rồi.

Rồi hai người cùng cười ha hả, sau khi tiếp xúc với ông, Bình mới biết gia cảnh của ông. Ông kể hồi đó nghèo lắm, khi mới giải phóng kinh tế còn khó khăn, những người dân đầu tiên ở đây phải bôn ba dành dụm từng đồng tiền cho cuộc sống, ông nhớ lại hồi đó ba ông cũng đánh bắt cá và mẹ ông thì đan lưới, từ nhỏ ông đã được ba dạy cách đi biển, mẹ dạy cách đan lưới nên giờ hai nghề đó ông đều thuần phục cả. Sau này ba ông đã mất, ông thay thế ba mình đi biển ra khơi ông nhanh chóng biết tất mọi cách để sinh tồn ngoài nơi sóng to gió lớn, biết cách đoán hướng những đàn cá bơi từ đâu tới, bơi từ hướng nào, cá gì, loại đó có ngon không, bán thì sẽ được bao nhiêu, ông Long đều biết cả.

Người ta thường gọi ông với cái tên ông thần vùng biển nhưng đó chỉ là một cái tên đọc cho oai phong vậy thôi, chứ ông Long nói ông rất bình thường.

_Thật chất đi biển mình cũng nên nắm bắt thông tin kiến thức chứ chú.

Ở cái xứ biển này, việc đi bắt cá là một thú vui của đàn ông, bọn con trai vùng này hay đến bái ông làm thầy chỉ để được ông dạy vài chiêu đi bắt cá làm sao mà được cá to cá ngon. Đàn bà thì có vài người đến hỏi ông chuyện đan lưới thế nào cho khéo, để lưới có thể trở thành vũ khí lợi hại trong tay người ngư dân. Ông không bao giờ giấu nghề mà luôn tận tình chỉ bảo từng người một, nên trong xóm ai cũng thương ông cũng như thương cái hoàn cảnh của ông Long vậy. Có lần vào một buổi mưa to gió lớn ông đã đi khắp xóm dạy bà con cách bảo vệ nhà mình sao cho khỏi bị bay tôn trốc mái, nhờ cách mà ông chỉ dạy nhiều nhà đã giữ được mà không bị thiệt hại gì nhiều quá cơn bão đó. Nghe chuyện về ông Long, Bình càng khâm phục cái tài cũng như cái lối sống giản dị của ông, ông sống chân thành và yêu thương mọi người xung quanh, hàng xóm láng giềng ai bị gì hay gặp khó khăn ông đều đến giúp đỡ, dù nghèo nhưng ông có nhiêu thì giúp nhiêu. Có những lúc dù vui hay buồn ông Long cũng hò vài câu giọng cổ nghe chơi.

_“Hò ơ, hỡi cô má đỏ hồng hồng, em đây đã muốn lấy chồng hay chưa?”

Nhiều khi người ta nghe ông hò chơi mà cũng thấy cuộc đời họ trở nên vui hơn, lúc đó người ta không còn nghĩ đến cái cơ cực mà cuộc sống hằng ngày họ phải trải qua. Cuộc sống là vậy nhiều khi cần có hát cần có ca để cho người đời cảm thấy bớt khổ, chỉ có nghệ thuật mới làm cho con người trở nên hứng thú một cách lạ thường. Tối hôm đó Bình ở lại nhà ông Long ăn cơm, một bữa cơm thịnh soạn vùng biển với khô cá mối thơm ngon, những con khô dài được chiên giòn khi ăn nghe rột rột, cái hải sản vùng biển còn có biết bao nhiêu điều thú vị mà mình còn chưa được khám phá, hản sản là thứ quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho vùng miền này, không chỉ là ở đây mà còn là nhiều nơi khác nữa những thứ quà thơm ngon. Buổi ăn kết thúc bằng nồi canh rau nóng hổi như vừa thổi vừa ăn, Bình đã lâu rồi chưa được ăn một cách dân giã nhưng lại ngon đến thế, trước đây trên thành phố anh toàn quen với những món ăn của giới thượng lưu như bún đậu, phở, hay là đắc hơn là một đĩa cơm sườn thơm ngon của một quán nào đó, nhưng với cái bữa ăn mà anh mới ăn xong thì quả thật mấy món ăn ở đây chẳng thua kém gì mấy món cao sang kia, đúng là thứ quà của trời đã ban tặng cho người dân nơi đây. Không chỉ ăn anh còn phụ dọn dẹp cùng cha con ông Long, anh rửa chén rồi đem ra sau úp lên những kệ gỗ ở bếp. Nhà sau khá tối, có đèn đom đóm, khá kì lạ nhà chỉ có một cái đèn dầu để thắp sáng cả gian nhà trước, Bình có vẻ không hiểu nhưng cũng không thèm quan tâm để ý đến chuyện đó làm gì, anh cũng muốn hỏi nhưng sợ mình trở thành kẻ nhiều chuyện thì không hay.

Trời tối hẳn bóng tối bao trùm ngoài biển, giờ đây sóng xô bờ chỉ thấy bọt nước trăng trắng mờ mờ văng lên, trên cao ánh trăng đã xuất hiện, ánh trăng to tròn như cái bánh quy đang hiện diện trên ngôi nhà của hai cha con, sóng rì rào từng đêm như thế, mấy hạt cát bị gió thổi bay vù vù lên bay qua khe cửa hẹp vào trong sân nhà, Tân phải lấy chổi quét hết rồi gom lại thành từng đống một. Bình lại ra ngắm biển nhưng hôm nay không phải tại nhà thầy Chi mà ở nhà ông Long, đáng lẽ ra giờ này anh đã phải về rồi chứ, sao còn ở đây đó cũng là câu hỏi của Tân, Tân hay tò mò nên ra lay anh mà hỏi.

_Sao thầy không về?, trời đang tối dần, đường này đi tối nguy hiểm lắm.

Bình phủi một lớp cát trên một cái tấm ván gỗ đặt gần đó rồi kéo Tân ngồi kế bên mình, anh muốn nói chuyện với Tân một chút, vừa nói chuyện anh chỉ cho Tân xem mấy vì sao trên trời, với ông trăng.

_Em nhìn đi sao sáng quá, ở thành phố làm gì mà thấy rõ vậy.

_Sao trên trời thì phải thấy chứ thầy.

_Nhưng ở nơi thầy sống nhiều nhà cao tầng cao gấp mười nhà em nữa che hết rồi, không thấy được sao sáng như vậy.

_Trời ở đó có nhà cao cở vậy sao?

Thầy xoa đầu Tân nói cười vui vẻ.

_Chứ em không lên thành phố bao giờ à?

_Có tiền đâu mà đi.

Bình nghe vậy không nói gì nữa, hai người vẫn ngồi đó vẫn ngắm bầu trời đầy sao và trăng cho đến mãi tám giờ Bình mới về, Tân được ông Long gọi vào đi ngủ mai còn đi học sớm.

Bạn đang đọc truyện NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ của tác giả Hoàng Phong. Tiếp theo là Chương 5: CHUYỆN VỀ BIỂN