Sáng nay Bình dậy trễ, anh dậy cũng đã hơn tám giờ nhưng hôm nay chỉ là buổi nhận lớp mà đến tiết ba anh mới ra mắt bọn trẻ, vì đang là giờ ra chơi nên anh cũng chưa phải vội vã. Sau khi chỉnh quần áo cho tươm tất anh mới lên đường đến trường cùng thầy Chi. Ngôi trường không xa xã lắm, nhưng con đường đến trường thì khá khó khăn vì trường xây gần vùng núi, trong đó mới có đất rộng để xây trường, cái điều thú vị ở đây là muốn đến trường là phải băng qua một khu đất nghĩa địa cũ người ta kể bọn trẻ đi học buổi chiều qua đây là cứ bị rùng mình cả lên, nghe đâu sau này sẽ cải tạo đời khu nghĩa địa này đi nơi khác.
Sau khi đi vài cây số, Bình được thầy Chi chở bằng xe máy băng qua cánh rừng và một khe suối nhỏ thì ngôi trường hiện ra trước mắt, ngôi trường nhìn rất khang trang, với màu sơn trắng, trường xây ba dãy nhà bốn tầng lầu nhìn rất vững chắc, nơi đây chính là nơi mà học sinh xã bấy lâu nay đang và đã học. Cổng trường được sơn màu bạc, vì trường xã nên cũng đặt tên theo xã trường dựa lưng vào núi và có hướng quay về phía biển tuy là không thấy biển nhưng học sinh ở đây vẫn cảm nhận được những cơn gió mát lành từ biển thổi vào. Từ ngoài đi vào Bình được thầy Chi dẫn qua cổng đi qua khứ vườn thuốc nam của trường do bọn học sinh ở đây vun trồng từ lâu, bọn trẻ đang chơi đá cầu, cầu lông, ngồi đọc sách dưới gốc cây, đang giờ ra chơi nên cũng khá nào nhiệt. Thầy Chi dẫn Bình vào phòng hiệu trưởng ra mắt, sau đó thầy Chi dẫn anh vào phòng giáo viên giới thiệu cho thầy cô nơi đây biết. Buổi ra chơi cũng đã tan tiếng trống trường vang lên hồi lâu rồi hết, sân trường đã vắng bóng học sinh, Bình được thầy hiệu trưởng giao nhiệm vụ dạy lớp 8/4 môn Toán, khi thầy bước vào tụi nhỏ la hét ầm lên, rồi chúng đứng dậy hết vỗ tay ầm ĩ cả, chỉ có một em nhỏ gầy gò ngồi bàn cuối là vẫn không quan tâm ai mà chỉ lo đọc sách. Bọn trẻ tinh nghịch lôi nó đứng dậy, thằng lớp trưởng hô to dõng dạc “Chúng em kính chào thầy ạ”. Buổi học đầu tiên của Bình chính thức bắt đầu, anh dạy những bài học đầu tiên, cho các em làm bài tập, bỗng có tiếng ồn ào bên dưới, thằng lớp trưởng nó đang gây gỗ với thằng bé gầy gò kia, thầy Bình đi xuống can thiệp. Sau buổi học đó được mấy bạn trong lớp bảo nó tên Tân đứa ham học nhất lớp, học giỏi thì cũng nhất nên trong lớp có vài đứa chẳng ưa gì nó, hay đến bắt nạt trêu chọc nó. Nghe câu chuyện đó thầy Bình muốn trực tiếp hỏi chuyện với cậu, sau buổi tan trường em không về mà được mời lên phòng giáo viên để gặp Bình. Lúc đầu em khá sợ sệt vì lo mình sẽ bị phạt hay là bị gì đó. Nhưng không Bình rất thương học sinh mình nên không làm gì em, thầy chỉ muốn hỏi em vài điều. Bước vào phòng em chào thầy Bình rồi được thầy mời ngồi, trà bánh đã được bày sẵn. Bình nhìn em, nhìn từ dưới nhìn lên nhìn toàn thể thân hình cũng đoán được Tân là trẻ nhà nghèo, vì chỉ nghèo mới ốm yếu gầy gò như vậy, đáng vẻ hơi nhem nhuốc, đường nét thô kệch, nhưng được cái em có gương mặt phúc hậu có vẻ hiền lành lắm. Trong căn phòng lộng gió giờ đây chỉ còn hai người, ai cũng đã về hết cho nên Bình khuyên em hãy nói chuyện với mình một cách thật tự nhiên, xem thầy như là một người bạn vì biết em chưa quen biết gì về mình nên Bình cũng từ tốn lắm, hồi đó anh cũng được học một khóa tâm lý học nên cũng hiểu biết tâm trạng bọn trẻ thế nào. Được hỏi về thân phận Tân cũng không muốn giấu làm gì.
Em kể hồi đó nhà nghèo ba mẹ em sống rất hạnh phúc bên nhau, được kể lại ba em làm nghề bắt cá, cứ mỗi tuần là ba đi ra khơi đến cuối tuần mới về, nhưng những chuyến đánh bắt xa thì cả tháng mới về, nhưng rồi biến cố xảy ra khi em được sinh ra không lâu sau có cơn bão ập đến trong khi đoàn thuyền của xã đang ra khơi, dù đã được thông báo trước nhưng thuyền của ba em không may mắn lắm, ai cũng trở về được nhưng ba em thì không bao giờ gặp lại được nữa, từ đó mẹ em suy sụp hẳn, không còn hy vọng gì vào tương lai nữa, nhà cũng từ đó mà mất vui thiếu vắng tiếng cười, được nhiều người trong xóm khuyên bảo nhưng mẹ em quyết bỏ xứ lên thành phố tìm việc đến nay vẫn không thấy về, có hôm kia được báo tin mẹ Tân đã đi theo nhà giàu trên đó rồi, em chính thức không còn gì, ngôi nhà đó giờ chỉ còn mình em chung sống, đến mãi sau này khi em lên cấp hai cô Ánh mới nhờ ông Long một ngư dân trong xóm nhận nuôi em, vì hiểu được hoàn cảnh của Tân, ông nhận lời ngay, suốt thời gian đó em vừa đi học vừa đi nhặt rác trên bãi biển đem bán kiếm tiền. Số phận em khá tội nghiệp, gia đình em thuộc diện nghèo trong xã nhưng cũng đã khá hơn chút khi cô Ánh phối hợp với chính quyền trao tiền giúp đỡ cho Tân. Bởi thế mà giờ em mới khá hơn và có cuộc sống đầy đủ hơn hồi trước.
Nghe câu chuyện kể của Tân, thầy Bình có vẻ động lòng thương, thầy suy nghĩ cũng nên làm gì đó giúp đỡ em vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhà nghèo mà tham học là giỏi, em cũng mấy năm liền học sinh giỏi của xã được mời lên tặng quà đã nhiều lần. Thầy Bình hôm đó về nhà mà suy nghĩ miết, để rồi thầy quyết định đi vác cá cho ngư dân vào chợ bán với mục đích có tiền để một phần nào đó giúp đỡ cho em, được giúp một học sinh hiền lành học giỏi cũng là vinh hạnh và là niềm vui lớn của Bình bấy lâu nay. Cũng từ đây một cuộc sống mới được mở ra với Bình, không còn thấy một thầy giáo với bộ áo sơ mi sang trọng của dân thành phố mà giờ đây thầy ăn mặc rất giản dị hoà mình vào cuộc sống của ngư dân nơi đây. Sáng ra phụ mấy bác kéo lưới vào, rồi đi dạy, chiều thì ra chơi cũng lũ trẻ trong xóm, tối thì dạy thêm cho bọn trẻ nào muốn học thêm tại nhà, mà không lấy tiền hoặc có thì cũng chỉ lấy rất ít, nhưng cũng vì sĩ diện nên ba mẹ của mấy em đều muốn đóng tiền học thêm chứ không muốn cho con mình học miễn phí vì họ nghĩ công lao của thầy Bình bỏ ra thì phải được đền đáp, số tiền đó thầy vừa dùng để trang trải vừa dùng để cho Tân. Khoảng mấy tuần sau anh đã quen mặt từng người trong xóm, quen tên quen luôn nhà của họ anh đã chính thức bước vào cuộc sống của những ngư dân vùng biển nơi này. Chiều nào anh cũng ra tảng đá ngồi ngắm cảnh như một thói quen, nhìn biển dạt dào sóng xô bờ từng hồi liên tục cảnh đó khiến anh cảm thấy nhẹ nhàng vô cùng. Cứ như thế cứ như thế qua từng ngày, người dân xã này đầu trên xóm dưới đều kêu tên thầy Bình khi gặp thầy.