Chương 24: Huyền Trân Hoàng Hậu

Chương 24. Chiến tranh Sát đát lần 2

2,314 chữ
9 phút
142 đọc
1 thích

Trận kháng chiến Mông-Nguyên lần một là một thử thách lớn đối với một vị tướng trẻ như Trần Quốc Tuấn. Vua tôi nhà Trần khi ấy khá chủ quan, cậy mình có voi lớn nên cứ ngồi vuốt râu mà đợi giặc, ấy vậy mà khi giặc đến, nhanh chóng bỏ Thăng Long mà chạy dài. Nhưng vua Trần đâu có vừa, thi hành chính sách "vườn không nhà trống" làm giặc ngỡ ngàng, đơ mấy bận vì chưa gặp kiểu đánh oái oăm này bao giờ. Phòng hơn chữa, Trần Quốc Tuấn cho mở thật nhiều trường dạy võ, già trẻ lớn nhỏ, trai gái ai ai cũng phải biết đánh võ chờ sau này có biến to. Quả nhiên, 27 năm sau quân Man phục thù, uy thế mạnh hơn xưa gấp bội. Chúng không tràn từ phía Bắc xuống nữa mà đi từ phía Đông sang rồi đánh từ phía Nam lên. Quả là đánh nhau rất có tâm. Nhưng nhà Trần ta vẫn luôn có tầm.

Bữa nọ, nghe Thái hậu luận về lịch sử, công chúa Huyền Trân thích lắm hí hửng mãi không thôi. Thành ra hôm nay, vào giữa canh năm đã yết kiến đến điện Thái hậu đòi nghe người kể sử kì được mới thôi. Vốn tính cung phụng tiểu công chúa nhỏ, nàng lại ham mê sử ca của dân tộc nên Thái hậu cho lui hết việc trong cung, người cùng công chúa ngự trên ghế ngọc trước cửa điện mà thao thao bất tuyệt. Thái hậu nhâm nhi ly trà nóng, quay ra nhìn vị công chúa nhỏ trong lòng mà cất giọng:

- Con cũng biết đó, người Man vốn là một đế chế cường thịnh vang khắp bốn bể. Trận đại chiến lần trước, họ thua một cách nhục nhã như vậy nên 27 năm sau, họ mang đội quân uy vũ gấp cả chục lần so với lần trước sang xâm chiếm nước ta.

Công chúa tán thưởng, nhanh chóng chuyên tâm đối lại:

- Con nghe bảo, quân dân nhà Trần ta trong trận ấy có chuẩn bị rất kín khẽ.

- Ừ! Các vương tôn nhà ta đều củng cố lực lượng, tập trận bày binh và tuyển mộ binh sĩ thường xuyên.

Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1282, sau khi nhận được tin báo quân Nguyên đang gấp rút xây dựng lực lượng xâm lược Đại Việt. Thánh thượng và Thượng hoàng đã triệu tập một hội nghị quân sự tại Bình Than để bàn kế đánh phòng, chia giữ quân nơi hiểm yếu. Cũng là lúc này, bác họ của con là Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nên không được tham dự hội nghị Bình Than, rất tức giận, bóp nát quả cam rồi về nhà chiêu tập hơn 1000 gia nô, thân quyến tham gia kháng chiến.

Trần Quốc Tuấn dịp này cũng viết ra "Hịch tướng sĩ" khích lệ binh sĩ, các binh lính đều tự xăm lên mình hai chữ vàng "Sát Thát" để bày tỏ ý chí sắt đá: "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh."

Đến tháng 12, năm Giáp Thân, Thái thượng hoàng có cho mời các bậc bô lão trong cả nước về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trình bày chủ trương của triều đình. Thái thượng có hỏi có nên đánh trả quân Nguyên hay không thì vạn người thét lên như sấm "ĐÁNH".

Thế rồi vua cũng ban chiếu xuống muôn dân "tất cả các lộ, phủ trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng."

Huyền Trân say sưa nghe kể, nàng cũng đối lại rằng:

- Thái hậu, con còn nghe khi ấy ông ngoại con được phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh tất cả các lực lượng vũ trang của Đại Việt. Trần Quang Khải được phong chức Thượng tướng thái sư; đa phần các cánh quân đều dồn lên biên thùy kiên cố phòng thủ.

Khâm Từ Thái hậu xoa đầu công chúa, lấy cho nàng đĩa bánh hồng túy và bảo:

- Cũng là như vậy! Nhà Nguyên chia lại ba đạo tiến vào Đại Việt. Đạo thứ nhất do Thoát Hoan cầm đầu chống lại đội quân chủ lực của Trần Quốc Tuấn. Đạo thứ hai do Nasirud Din từ Vân Nam tiến vào theo sông Chảy, tướng Trần Nhật Duật chỉ huy nơi đó. Đạo thứ ba đi bằng đường biển do Toa Đô chỉ huy kéo vào đánh Chiêm Thành.

Chúng lực lượng quá mạnh, lướt bể thách sóng thần, lại có lối đánh bá đạo, ngang tàng độc đoán như bày linh cẩu. Thoạt đầu đã chiếm được ải Khả Ly, hạ được tướng Đỗ Vĩ, Đỗ Hựu rồi chiếm nhanh ải Động Bản, chúng thẳng tay giết hại tướng Trần Sâm của ta.

Ngày 2 tháng 2 năm 1285, quân Nguyên chia làm sáu mũi ồ ạt kéo xuống tấn công ải Nội Bàng. Thế giặc mạnh như vũ bão, quân Trần bị tổn thất nặng nề, thế trận tan vỡ, tướng Trần Quốc Tuấn lúc này thoát được cũng nhờ Yết Kiêu mưu trí giữ được thuyền, hộ giá chủ về Vạn Kiếp.

Thái hậu ngừng lại, tay xoay xoay chiếc vòng ngọc trong tay, ánh mắt lạc vào xa xăm, nơi ấy hiện lên vài sợi máu tơ:

- Ngày 11 tháng 2, thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi cầm đầu tấn công vào Vạn Kiếp và các trại quân trần ở Chí Linh. Xung tranh đẫm máu lại nổ ra, quân ta yếu thế nên chủ động lui, thực hiện nghi binh đợi địch mệt mỏi rồi đánh tiếp. Bề tôi lúc này lòng như lửa đốt, vua Trần cho khắc hai dòng chữ nổi trên thuyền ngự:

''Cối kê việc cũ khanh nên nhớ,

Hoan, Diễn vẫn còn mười vạn quân."

Quân Nguyên thuận đà từ Vạn Kiếp xuyên về sông Đuống, quân Trần bị thiệt hại nặng, nhiều thuyền chiến và lương thảo lọt vào tay giặc. Thoát Hoan truyền dựng cầu phao để đưa quân vào Thăng Long.

Ngày 17 tháng 2 vua Trần trực tiếp nghênh chiến phản công, dùng pháo lửa bắn phá liên hoàn vào doanh trại của chúng bên kia sông Hồng. Người còn cho đốt cháy hết các làng mạc, ruộng đồng gần kinh thành, âu cũng để kịp thời gian sơ tán hoàng thân gia quyến và dân chúng, tiếp tục thực hiện kế sách "vườn không nhà trống". Đồng thời vua sai Trần Khắc Chung (trước đó là Đỗ Khắc Chung) sang đem thư cầu hòa nhưng bên chúng gửi thư cự tuyệt. Khi Thăng Long chống không, quân Trần vẫn còn đông đảo lực lượng rút tiếp lên thượng nguồn.

Huyền Trân ngước lên nhìn Thái hậu, nàng thưa nhẹ:

- Nhưng quân Nguyên vốn đa nghi, chúng sẽ không dễ mắc mưu chúng ta lần nữa đâu.

- Ừ, rất thông minh! Ngay cả trận Thu Vật quân của Nasirud Din chặn đánh trước mặt quân của Trần Nhật Duật, mặt sau đi dọc hai bờ sông đuổi theo quân Trần. Tướng Duật phát hiện ra kế hoạch của quân Nguyên nên nhanh chóng bỏ thuyền lên bộ, rút lui một cách an toàn. Sau đó vị này kéo quân xuống mặt trận phía Nam ngăn Toa Đô.

Vua Trần, triều đình, tôn thất và đại quân rút theo đường sông Hồng về Thiên Trường. Trận thứ nhất do tướng Trần Bình Trọng chỉ huy nhưng chênh lệch về lực lượng quá lớn nên tướng này hy sinh. Quân nhà Trần sau đó cho đắp phòng tuyến ở ải Hải Thị nhưng giặc đang trên đà hăng máu, oanh tạc trận tuyến của ta.

Sau sự thất bại này, quân vua lui hẳn về Thiên Trường và Trường Yên đóng quân.

Khi thấy giặc không đóng chiếm Vạn Kiếp nữa, quân đội của Trần Quốc Tuấn và Phạm Ngũ Lão chỉ huy hơn một nghìn thuyền kéo lại về đó đóng quân. Quân ta sau khi đã ổn thỏa về lực lượng, bắt đầu phản công nhưng đến trận giao tranh trên sông Hồng vẫn không thắng được nên đành rút lui.

Vua có hỏi thử ý Quốc Tuấn ra sao, nên đánh hay hàng? Quốc Tuấn quả quyết đáp: "đầu thần chưa rơi xuống xin quan gia đừng lo!"

Công chúa nghe đến đây thì thoạt nhiên kinh hãi, nàng lo lắng hỏi han:

- Rất nguy cấp! Chúng ta cần làm gì để phản lại chúng đây ạ?

Thái hậu vuốt lại mái tóc hơi rối của nữ tử trong lòng, người trầm tư chốc lát rồi thuật lại:

- Haizzzz, đúng là thế "ngàn cân treo sợi tóc". Thấy tình thế không ổn, đang bị bao vây ở hai mặt trận Bắc Nam, trận Thanh-Nghệ cũng bị thất thủ vua bất đắc dĩ sai Trần Dương đi sứ đến chỗ Thoát Hoan xin cầu hòa, đem công chúa An Tư- em út của Thánh thượng đến cho hắn. Thoát Hoan giam Trần Dương lại, sai người triệu vua Trần đến gặp nhưng vua không nghe, tiếp tục mang quân rút chạy. Thoát Hoan mang quân đuổi theo. Lúc này, Trần Quốc Tuấn biết tin đem thuyền nhỏ đến cứu Thánh thượng và Thượng hoàng, để thuyền rồng ra cửa Ngọc Sơn để lừa giặc nhưng chúng phát hiện nhanh chóng đem quân đuổi theo.

Vua Trần lúc này rút vào Thanh Hóa để củng cố lực lượng. Tại đây hàng loạt vương tôn nhà Trần đã xin hàng.

Trong khi đó, tuy đang ăn mừng hả dạ nhưng thủy thổ và khí hậu ở Đại Việt khác với phương Bắc, cùng dịp mùa hè nóng bức, dịch bệnh, thiếu lương nên giặc sinh nhiều khó khăn.

Hay tin, vua Trần kéo quân ra Bắc tập trung phục kích lại những nơi hiểm yếu, chiếm được Khoái Châu rồi đánh thẳng vào Thăng Long. Vua sai Trần Nhật Duật làm phó tướng đi cùng Nguyễn Khoái mang năm vạn quân ra Bắc đánh chiếm quân Nguyên ở Hàm Tử. Hai bên đổ máu ác liệt, thây chất thành đống, cỏ nội đầm đìa máu đen, trời đất tan tác tiếng quạ kêu, khói đạn, ngựa voi gầm xé, khói lửa mù mịt phủ kín khắp vùng trời. Thành ra, không rõ thắng thua thế nào.

Quân ta dùng kế ly gián, bắn tên giấy sang bảo "chỉ đánh giặc Sát đát chứ không đánh người Hoa'', binh sĩ người Hoa hoang mang, quay lại trở giáo và hàng quân Trần. Tướng Toa Đô thua to. Sau khi Toa Đô thua trận ở Hàm Tử Quan, do không biết Thoát Hoan đã tháo chạy liền đóng quân ở Thiên Mạc. Sau mấy ngày hắn biết tin liền cùng Ô Mã Nhi tháo chạy. Nhưng tên này số đâu may mắn, hắn bị quân ta chặt đầu, banh xác ra nhiều nơi. Vua vốn lòng Bồ tát, thấy thủ cấp của hắn thì cầm áo ngự phủ lên và nói "người làm tôi phải nên như thế này" rồi sai người khâm niệm tử tế.

Lấy được thế thượng phong, vua tôi nhà Trần đồng loạt phản công, cứ ngược sông Hồng mà đánh trả, quân Nguyên vì hay quân Trần thua nhiều nên hờ hững đáp trả, thế nên bị thiệt hại vô số, quân lương binh thuyền chìm trong máu lửa. Nhanh chóng đã lấy về được Thăng Long.

Ngày 10 tháng 6 năm 1285, Trần Quốc Tuấn và Hưng Ninh vương Trần Tung dẫn hơn hai vạn quân tấn công quân Nguyên ở bờ Bắc sông Hồng, giặc đại bại rút tiếp về sông Như Nguyệt. Tại đây, chúng bị đội quân của Trần Quốc Toản chặn đánh, thua trận chúng lui về Vạn Kiếp...

Khâm Từ Thái hậu chợt lạnh toát sống lưng, ruột gan cồn cào, người cau mày tang thương:

- Thật là, tướng Trần Quốc Toản khi ấy mới hưởng mười tám mà phải tử trận. Thật thương cho một kiếp tài tử!

Huyền Trân cũng sụt sịt không thôi, vị này trẻ tuổi anh tài như vậy mà phải hạ thế. *Ta thật hận giặc Nguyên.

Thái hậu kể tiếp:

- Chạy tiếp đến sông Sách, chúng tàn ác đàn ác đẫm máu dân binh vô tôi, chém được tướng Việt là Trần Thiệu nhưng một mũi quân khác của ta lại xông đánh tại đây. Giặc nao núng, giẫm đạp lên nhau mà chạy, cầu sông Sách bị đứt, nhiều binh sĩ bị chết đuối. Thoát Hoan phải chui vào cống đồng sai quân khiêng về, chạy chốn vô cùng nhục nhã, hèn mọn. Quân Nguyên tuy đã tháo chạy nhưng thiệt hại rất nhiều, lúc đầu chúng có 50 vạn quân, tử đến 20 vạn quân, trong số này nhà Trần có khắc chữ lên năm vạn hàng binh rồi cho về. Trước khi thả đi còn răn rằng "nếu còn dám sang lần nữa, ngũ mã phanh thây!"

Tuy thua trận nhưng khoảng hai tháng sau Hốt Tất Liệt định đem quân đi phục thù ngay. Nhưng lương thảo chưa đủ nên chúng hoãn lại, chờ thời.

Huyền Trân nghe xong tán thưởng:

- Thái hậu kể thật hay! Người đã mang hồn con về thời kỳ oanh tạc chói lọi của quân ta rồi ạ! Thật tuyệt cho những bậc đế vương anh minh của Vương triều Trần ta.

Ai đó từng nói "dân ta đoàn kết như một thì nước ta độc lập". Đấy là cốt ý chính làm nên trận đánh vang danh sử sách, âu cũng nhờ đến sự chỉ huy sáng suốt của người đứng đầu. Thiết nghĩ, lúc suy thời thì cái tài mới rộ lên!

Bạn đang đọc truyện Huyền Trân Hoàng Hậu của tác giả Tiểu Ái Băng. Tiếp theo là Chương 25: Chiến tranh Sát đát lần 3