Trải nghiệm và bài học cá nhân
Một tác phẩm để hay được phải dựa trên rất nhiều yếu tố như bối cảnh, logic trong truyện, cách hành văn và tình huống, mâu thuẫn mà tác giả xây dựng lên. Và trong hàng ngàn tác phẩm đều có cấu trúc giống nhau như thế, để đọc giả nhớ nổi tên chỉ được mặt thì theo Cửu chúng ta hãy chọn lấy một điểm mạnh chiển lược để tập trung mọi nguồn lực vào nó. Và câu trả lời cho câu hỏi
Điều quan trọng nhất khi xây dựng một tác phẩm là gì?
Đáp án: *Xác định được điểm mạnh chiến lược *(tên mình tự đặt thôi xin các bạn thông cảm) cho mình và từng truyện-Thứ khiến truyện của mình nổi bật hơn, có tính cạnh tranh hơn các tác phẩm khác.
Các bạn đọc tới đây sẽ cười vào mặt Cửu vì con bé này nó còn chưa nổi tiếng, nổi hình mà đã nói như mẹ thiên hạ rồi.
Dạ công nhận thế. Thành ra, phần này Cửu sẽ không khuyên hay chỉ đích danh mọi người đi theo đường nào mà Cửu sẽ nói về con đường Cửu chọn.
Đầu tiên là tìm Điểm mạnh chiến lươc cho tác giả. Ở đây tác giả sẽ phân tích điểm mạnh điểm yếu của mình và chọn cho bản thân cách hành văn hợp lý, phô được điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Khi các tác đã làm tốt được bước này thì sau một thời gian viết quen tay tự nhiên sẽ tìm thấy phong cách cá nhân của mình trong đó. Điều này không thể một, hai tác phẩm mà nói được thường thì là một hành trình dài, cải thiện từng ngày.
Ví dụ:
Cửu biết điểm mạnh điểm yếu của mình.
Điểm yếu: khả năng sáng tạo ra những thứ mới kém( não phải kém)
Điểm mạnh: quan sát chi tiết khá tốt, có chút tích lũy trong việc đọc sách.
Chính vì thế Cửu không chọn bứt phá trong bối cảnh truyện phức tạp hoành tráng mà lui về làm một con suối nhỏ vậy với bối cảnh đơn giản, thân thương.
Và nếu bạn hỏi các cây bút có nên dành thời gian cải thiện và khắc phục điểm yếu của mình không?
Thì mình nghĩ là chỉ nên dành 20% thời gian công sức cho việc đó thôi. Không phải vì mình khuyên các tác bảo thủ hay cố chấp không chịu sửa. Nhưng nguồn lực có hạn (Thời gian, chất xám) chính vì thế hãy đầu tư nhiều hơn để khai thác hết điểm mạnh của mình- Lý luận SWOT (strong- weakness-opportunities-threats)
Thứ hai, nếu đã xác định được điểm mạnh lý tưởng cho mình sao còn phải xác định riêng cho từng tác phẩm?
Việc này cũng giống như việc con gái thay quần áo liên tục để đi dự event vậy. Dù tất cả đều đẹp và cùng style thậm chí chỉ khác màu nhưng sự kiện khác nhau thì mình sẽ diện đồ khác đi cho phù hợp với không khí.
Dĩ nhiên tác có thể chọn cách diễn đạt chung cho tất cả các tác phâm nhưng làm thế như kiểu để thằng mặc áo size XXL mặc áo size S. Nó vừa làm cho văn phong bị bí bách nghèo nàn mà giá trị của tác phẩm không được lột tả hết.
Vì dụ, trong tác phẩm “Thanh Xuân Như Một Chén Trà…” bối cảnh Cửu chọn là 1990s khi mà việc bày tỏ tình cảm còn khá tế nhị, nhẹ nhàng và tinh tế. Chính vì thế, để hợp với mạch cảm xúc của nhân vật Cửu đã chọn cho cả truyện cách tiếp cận nhẹ nhàng, sâu lắng như tính cách của hai nhân vật.
Cửu đã làm như sau. (như công thức nấu ăn á)
1.Thay vì lựa chọn xây dựng những bối cảnh hoành tráng, tình huống gây sốc thì Cửu sẽ chọn bối cảnh nhẹ nhàng, quen thuộc với đọc giả và trau chuốt thật chi tiết các từ ngữ, nhân vật trong đó sao cho hợp với cảm xúc tổng thể của tác phẩm. Tham vọng của Cửu đó là dùng từ ngữ khiến đọc giả có thể cảm nhận rõ bối cảnh trong truyện bằng cả năm giác quan: thính, khứ, thị, vị, xúc giá. Để đọc giả như đứng cạnh bên, xem câu chuyện của các nhân vật một cách chân thực nhất. Đó cũng là thử thách Cửu tự đặt ra cho mình.
- Yếu tố chân thực: Dù có thật đến mực thế nào thì nếu không phải truyện tài liệu thì đều có phần hư cấu trong đó. Nhưng Cửu sẽ cố chọn lọc những yếu tố chân thực trong cuộc sống ( sự kiện, yếu tố văn hóa, địa danh,…) đưa vào câu chuyện để biến các nhân vật thành những người đang sống và có thật ở ngoài đời.
3: Yếu tố tăng chiều sâu: Chọn những chi tiết quan trọng, có thể không phải chi tiết nào hoàng tráng, thậm chí rất đời thường cũng được rồi xoáy sâu, tạo thành điểm nhấn cho câu truyện hoặc bối cảnh đó. Và đặc biệt, khi miêu tả các nhân vật, không nên dùng một tính từ sáo rỗng để cover hết một người mà nên thể hiện vẻ đẹp, hoặc nhóm tính cách đấy bằng những hành động, đặc điểm cụ thể.
Vậy cách làm cũng vô cùng đơn giản:
Bước 1: Xác định điểm mạnh điểm yếu
Bước 2: Chọn cho mình điểm mạnh chiến lược
Bước 3: Chọn cho tác phẩm mình đạt bút Điểm mạnh chiến lược và lập một công thức cơ bản để đẻ ra được điểm mạnh đó.
Bước 4: Viết thôi.
Nếu bạn nào thấy mình mới viết được một tác phẩm mà nói lắm dạy đời thì oan cho mình quá. Mình biết là mình chưa tiến bộ hoàn thiện nhưng mình vẫn muốn chia sẻ để chúng ta cùng nhau tiến bộ.
Chứ nếu đợi lúc giỏi rồi, kể ra thì chẳng phải giống khoe tài, thể hiện hơn sao.
Bút danh “Cửu hoàn Cửu mỹ” chính là thái độ của mình đối với việc viết truyện. Không có thứ gì là hoàn hảo cả, chỉ có việc phấn đấu không ngừng mới khiến mình tốt hơn.
Cảm ơn các bạn. Nguồn : Cửu hoàn Cửu mỹ Hãy ủng hộ truyện của mình nha.