Truyện mang yếu tố lịch sử, nghe thế nào thì cũng có cái gì đó hứng thú đúng chứ? Một học sinh bình thường không thích lịch sử đơn giản vì môn sử trường lớp quá chán mà thôi, nhưng nào có ai lại không thích cái lịch sử dân tộc của mình được truyền bá ra ngoài kia chứ. Thử hỏi ở đây bao nhiêu người tự hào về Việt Nam nào, tự hào về những cuộc chiến tranh trong sử sách kia? Rất nhiều mà đúng chứ. Nhưng nãy giờ tác giả nói xàm chưa vào đúng trọng tâm việc ở đây lúc này. Có những người đã dựa vào việc tìm hiểu kiến thức lịch sử mà đã viết những câu chuyện lịch sử hoặc dã sử, bản thân mình cũng thế. Tuy không phải lần đầu tiên viết truyện, thế nhưng đây lại là lần đầu tiên mình viết truyện dựa trên một triều đại có thực ở Việt Nam ta. Nhắc đến giai đoạn Lý-Trần, không thể không nhắc tới nghìn năm Thăng Long, cũng không thể không nhắc tới kháng chiến chống Tống, đến cả bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà cũng được biết vào thời đại này. Nhưng, thứ mà được những con chữ được miêu tả cực sâu sắc về giai đoạn này chính là về bi kịch của Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của nhà Lý và sự chuyển giao giữa hai nhà Lý Trần. Hay là, nhắc đến triều Lý thì cực thịnh chính là thời trị vì từ đời Thái Tổ đến Nhân Tông. Truyện của mình, có mang yếu tố hư cấu không có thật, thế nhưng lại viết về đời Nhân Tông đến Cao Tông, từ cực thịnh lại dần suy thoái. Tư liệu cực ít, cũng là một cái khó khăn của mình. Không những thế, bút lực của mình hãy còn yếu kém, giờ mời chào mọi người tới đọc để góp ý giúp mình. Truyện lấy góc nhìn của một người học sinh hiện đại, bỗng dưng vô cớ xuyên không về một triều đại lịch sử mà bản thân không đọc sách nên không biết phía trước sẽ có cái gì diễn ra. Truyện là DÃ SỬ, CÓ YẾU TỐ HƯ CẤU, nên là khi thấy cái gì đó là lạ là do TÁC GIẢ NGHĨ RA, KHÔNG HỀ CÓ Ý BÔI NHỌ BẤT KỲ NHÂN VẬT LỊCH SỬ NÀO. Hãy lưu ý những điều in hoa trước khi đọc. Màn mời chào xàm đến đây kết thúc, đã đọc đến dòng này rồi đi ủng hộ và góp ý giúp mình nhé. Yêu các bạn đọc ( ´ ∀ `)ノ~ ♡ Link chương mới nhất: https://www.vietnovel.com/nhat-ky-xuyen-khong-lam-thai-giam-ly-trieu/chuong-6.html