NGHI THỨC KHÂM BAN QUẬN CHÚA TRIỀU HẬU LÊ
Ảnh: Tượng Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ
Phong hiệu Quận chúa này có từ thời nhà Tấn. Khi đó, các Công chúa đều lấy quận làm đất phong, nên thường được gọi là Quận công chúa, lâu thành giản dần với tên gọi Quận chúa. Từ sau thời nhà Tấn trở đi, tước vị Quận chúa trở thành một phong hiệu độc lập; để tránh phân biệt người đời không còn gọi Quận công chúa giản thành Quận chúa nữa, mà có phân biệt rõ ràng. Đến thời nhà Đường và nhà Tống, Quận chúa phong hiệu dùng để phong cho con gái của Hoàng thái tử. Sau thời nhà Minh và nhà Thanh, phong hiệu Quận chúa chính thức dùng cho các con gái của các vị Thân vương.
Ở Triều Tiên, con gái Đích xuất (tức con gái do chính thê sinh ra) của Thế tử được phong Quận chúa, còn con gái Thứ xuất (tức con gái do tì thiếp sinh ra) sẽ phong Huyện chúa.
Tại Việt Nam, triều đình Việt Nam qua các đời phần lớn đều định sẵn phỏng theo Trung Hoa, tuy nhiên các đời nhà Lý và nhà Trần vẫn chưa thấy ghi chép chính thức trên văn bản về danh xưng Quận chúa. Vào thời Hậu Lê và nhà Mạc, con gái Thân vương phong Quận thượng chúa còn con gái của đời thứ nữa mới phong Quận chúa.
Sang thời chúa Trịnh, tước hiệu Quận thượng chúa dùng để gọi các chị em gái của chúa Trịnh, còn con gái của chúa được phong Quận chúa. Lịch sử nhà Nguyễn chỉ xuất hiện danh xưng Công chúa, còn các con gái hoàng tộc đều gọi chung rằng Tôn Nữ.
Theo Lê Triều Hội Điển, nghi lễ khâm ban Quận chúa như sau:
"Trước hôm đó, gia lại của Quận chúa sẽ đặt sẵn ấn sách giữa Tiền Đường. Đặt bái vị trước án sách. Từ sáng sớm, Tư lễ giám đặt kiệu hoa ở sân điện Vạn Thọ. Khi Kim sách dâng vào sân điện, Tư lễ giám bưng sách đặt vào kiệu rồi xin chỉ thị sách phong. Sách sứ đến trước kiệu làm lễ 5 lạy 3 vái rồi quỳ xuống. Tư lễ giám lấy sách trao cho sách sứ, sách sứ nhận lấy theo bên tả Đoan Môn ra ngoài đặt vào kiệu và đến phủ đệ của Quận chúa. Quận chúa ra đón bên cổng, đứng quay mặt về hướng tây. Sách rước đến, Quận chúa vào trong trước. Sách sứ bưng đến tiền đường và đặt lên án. Sách sứ và quan Tuyên sách đều đứng phía đông cửa. Hai thị nữ chia ra đứng hai bên. Quận chúa từ trong đi ra bái vị, làm lễ 4 lạy rồi đứng lên. Quan Tuyên sách (quan viên Hàn Lâm Viện) đến bên án lấy sách rồi đứng bên tả Quận chúa (giảng rõ nghĩa văn).
Đọc xong, đặt lại lên án. Quận chúa làm lễ 2 lạy, quan Tuyên sách lấy sách từ trên án trao cho thị nữ đứng bên hữu. Thị nữ quỳ xuống nhận rồi chuyển giao cho Quận chúa. Quận chúa nhận, nâng lên trán rồi chuyển giao cho thị nữ bên tả. Quận chúa lạy 4 lạy. Sách sứ và quan chấp sự đều ra nhà ngoài. Quận chúa đến phủ, lạy chúa 4 lạy để tạ ơn".
Nguồn:
Lịch triều Hiến chương Loại chí, tập 1; phần Lễ Nghi Chí, Phan Huy Chú, NXB GD, 2006
201
201
2 lượt chia sẻ
Thích
Chia sẻ