Chương 1: Bậc Đế Vương

Chương 1. Tiên đoán

2,028 chữ
7.9 phút
89 đọc
2 thích

Lưu ý: Cốt truyện và nhân vật được tác giả xây dựng dựa vào sự kiện lịch sử có thật nhưng diễn biến và chi tiết truyện là hoàn toàn hư cấu dựa vào tưởng tượng của tác giả để tăng thêm kịch tính cho truyện. Truyện không có giá trị tham khảo về mặt lịch sử.

...

Tóm tắt chương:

Bối cảnh trong giai đoạn Khúc Thừa Dụ là tiết độ sứ Tĩnh Hải quân (tên gọi nước ta lúc bấy giờ), không lâu sau Thừa Dụ qua đời nên con là Khúc Hạo lên thay cha trị vì, tình hình trong nước lẫn ở Trung Quốc lúc bấy giờ có nhiều biến động, nhất là nhà Nam Hán được thành lập.

Trong giai đoạn này ở làng Đường Lâm có một cụ già tiên đoán về 1 người tài sẽ là anh hùng trong tương lai đó là Ngô Quyền.

...

Trong thời gian này, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, ông lên xưng là Tiết độ sứ. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 907, có một biến cố xảy ra. Đúng năm đó sau một cuộc binh biến lớn thì nhà Đường diệt vong, điều này dẫn đến Chu Ôn lợi dụng thời cơ, ông xưng vương và lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ đại Thập quốc. Ngược về phía nam Trung Quốc, để chống lại nhà Hậu Lương phía Bắc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.

Ở nước ta, sau thời gian dài từ năm 905 đến tận thời điểm đó, Khúc Thừa Dụ sau một cơn bạo bệnh đã qua đời, con của ông là Khúc Hạo lên thay cha nắm quyền, sau khi vừa lên ngôi ít lâu, ông lập tức sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang Trung quốc, mục đích để thăm dò nội bộ nhà Nam Hán.

Còn nhớ năm đó nạn đói kéo dài, người dân khốn khổ, bọn cường hào thì làm loạn khắp nơi, cả ba cõi giang sang đều đổ lửa, không nơi này thì nơi khác, không chỗ kia thì chỗ nọ, tang tóc vô cùng, Khúc Hạo tuy đã có một số chính sách nhất định nhưng tình hình vẫn hết sức rối ren. Có lẽ là vì nước ta vẫn còn lệ thuộc phương Bắc, chưa có một nhà nước thống nhất nào.

Trong khi đó, bọn giặc phương Bắc vẫn ngang nhiên hóng hách, chúng ngày càng hung bạo luôn tìm cách vơ vét tài nguyên ở Giao Chỉ ta, để đạt được điều đó chúng gây nên bao cảnh đổ máu, hạ lệnh tăng thuế, bắt dân ta phải lao động cực khổ lên rừng xuống biển mò kim đáy bể, đãi cát tìm vàng để tìm báu vật cống nạp cho chúng, lời nói của chúng, cử chỉ của chúng cũng đủ khiến ta khiếp sợ chẳng dám làm gì, vì thế lòng căm thù của dân ta ngày một lớn hơn nữa. Trong lúc cảnh nước mất nhà tan như vậy thường hay xuất hiện các bậc trí dũng, có thể đem tài lẻ và trí lực của mình để mang lại hạnh phúc cho toàn thiên hạ, vậy họ là ai? Chỉ biết rằng câu chuyện như sau.

...

Thuở trước, ở làng Đường Lâm xưa, có một gia đình nọ, gia thế giàu có nhưng hay giúp đỡ mọi người chứ không keo kiệt, họ giúp đỡ nhiều người nhất là những người cơ nhỡ, gia đình có hai vợ chồng ở với nhau sống đã lâu nhưng chưa có con, người vợ vì thế thường ngày lo lắng đến nỗi chồng khuyên bảo mới hết buồn hết lo, người chồng thường khuyên vợ mình cùng làm việc thiện vì tin rằng nếu làm việc thiện thì chắc trời không phụ lòng và rồi thời gian qua mau điều người chồng tin có lẽ đã thành sự thật.

Trong một đêm kia một đêm sương giá lạnh lắm, trong lúc hai người đang ở trong nhà, họ đang chuẩn bị dùng bữa cơm tối thì ngoài cổng có tiếng người thì thào, lúc đầu không nghe rõ lúc sao tiếng thì thào ngày càng to và vọng vào người chồng mới nhận ra, sau đó ông ra dấu cho vợ mình biết, hai vợ chồng cùng nhau lắng nghe. Bên ngoài tiếng thì thào có vẻ nghe yếu nhưng có khi lại như gào lên rồi xìu hẳn đi, người chồng tình cờ lắng tay nghe được là "Lạy ông bà hãy giúp tôi".

Một giọng khàn của đàn ông chứ không phải giọng đàn bà hình như là một cụ già. Một cụ già đi ăn xin qua đây tìm sự giúp đỡ từ gia đình ông, hai vợ chồng không chần chừ mà vội chạy ra mở cửa ngay. Quả thật, họ ngạc nhiên vì đấy đúng thật là một cụ già râu tóc bạc phơ, đầu đội khăn, trên người chỉ có một lớp áo chàm sờn vai cũ. Thấy ngoài trời đang lạnh lại trong cảnh sức khỏe cụ có thể yếu nên hai ông bà mời cụ vào nhà nghỉ ngơi rồi hẳn hỏi chuyện.

Cụ già vào trong căn nhà nhỏ, việc trước tiên cụ nhìn xung quanh sau đó cụ thở ra nhẹ lòng rồi mới khúm núm ngồi xuống cái chõng bên hông nhà, được dịp có khách hai ông bà mời cụ già dùng cơm chung với gia đình cho vui, lâu rồi nhà mới có khách tới nên người chồng dặn cụ là đừng có khách sáo cứ tự nhiên như ở nhà mình.

Cụ vì thể diện chỉ xin ở tạm chốc lát lại đi ngay trong đêm, lúc đầu từ chối mãi nhưng vì tấm lòng cao đẹp của hai vợ chồng mà cụ già cũng chấp nhận. Trong suốt bữa cơm hai bên không ít lần nói chuyện vui vẻ.

_ Cụ từ đâu đến đây?

_ À! làng tôi ở Diễn Châu.

Ông chồng nghe thấy thế thì "Ồ!" một tiếng bất ngờ.

_ Diễn Châu à! con có đến đó một lần, đường từ đây đến đó cách trăm dặm đường lận

Cụ ông nghe xong cũng không ngại bộc bạch.

_ Không giấu gì cậu làng tôi nay chẳng may bị giặc tràn đến cướp phá, gia đình tôi đã bị sát hại dưới bàn tay của chúng chỉ còn tôi may mắn thoát được và chạy lên tận nơi này.

Ông cụ ăn xong thì ngồi im không nói gì thêm, hai vợ chồng lấy làm lạ liền định hỏi thì cụ đứng dậy đi xung quanh nhà như tìm kiếm một điều gì đó. Thấy hành động kì lạ của ông cụ, người chồng mới liền hỏi cho ra.

_ Dạ thưa cụ, cụ tìm gì thế?

Ông cụ vừa đi vừa lẩm bẩm tay bấm quẻ liên tục, ông dần lộ ra dáng vẻ một ông thầy bói toán, thoạt nhìn suy đoán là thế nhưng không chắc có phải như thế không. Cụ lẩm bẩm gì thì không ai nghe chỉ khi xong việc cụ mới nhìn về phía hai vợ chồng đang ngồi bằng đôi mắt suy tư, nét mặt cụ thóp lại, hai gò má lộ vẻ ngạc nhiên đến làm lạ.

_ Hai ông bà ở đây một mình à.

_ Dạ vâng, hai tụi con ở một mình với đám giai nhân.

_ Thế nghĩa là không có con cái gì luôn à?

Ông cụ vừa hỏi, hai vợ chồng chợt lặng người đi, bà vợ ôm lấy chồng mình rồi khóc trước sự ngỡ ngàng của cụ ông. Lúc bầy giờ ông chồng mới trả lời bằng một giọng run run.

_ Thưa cụ, không giấu gì cụ, bao lâu nay chúng con vẫn đang mong có một đứa con để nối giỏi tổ tiên, thế mà đã chục năm nay chúng còn vẫn chờ trong vô vọng.

Ông cụ nghe xong đắc ý lắm, cụ phà lên cười một giọng khàn đặc, ông cụ gật đầu rồi bảo.

_ Quả thật hay lắm, vậy thì trong đây chừng 3 tháng nữa vợ nhà ngươi sẽ hạ sinh một bé trai khôi ngô tuấn tú, sau này bé trai đó sẽ trở thành một bậc minh quân thánh thượng đấy.

Hai vợ chồng cứ tưởng cụ già nói điêu mình, ban đầu họ còn lưỡng lự vì họ chưa dám tin lời một cụ già đã ở tuổi xế chiều được. Cụ ông thì chẳng quan tâm hai vợ chồng có tin hay không nhưng ông chỉ nói ra những gì mình tiên đoán được.

_ Hai người nghe ta nói cho rõ, cậu bé mà vợ ngươi sắp sinh ra rất giỏi, là người có tài thao lược, năm 938 sẽ có một cuộc đổ máu lớn giữa nước ta và quân giặc, chính cậu bé này sẽ lãnh đạo cuộc chiến đó mang lại hòa bình cho dân tộc sau này...

Nói xong ông cụ cười lớn rồi biến mất một cách lạ kì, hai vợ chồng hốt hoảng quá cho đó là thần linh trên trời, bấy giờ sau những gì chứng kiến hai ông bà mới nghĩ rằng cõi trời sai thần linh xuống báo tin cho gia đình ông biết nhưng họ vẫn giữ bí mật không nói cho bất kì ai khác biết câu chuyện vừa xảy ra trong nhà, sau đó mọi thứ vẫn diễn ra một cách bình thường như chưa có gì, còn về ông cụ kia thì không biết đi về đâu hay biến đi tới nơi nào chẳng có một tung tích, còn hai ông bà thì sau nhiều ngày vẫn đợi xem lời ông cụ nói có thành hiện thực không? Họ nghĩ vì tấm lòng tốt hay giúp người mà nay ông trời đã phái người xuống giúp đỡ gia đình, người đó đích thân chính là ông cụ hôm trước và ông trả ơn cho việc hai vợ chồng đã giúp đỡ ông bằng cách đưa ra một lời tiên đoán sấm truyền.

...

Tiết độ sứ: là chức võ quan cai quản quân sự một phiên trấn bắt nguồn từ thời nhà Đường, Trung Quốc khoảng năm 710-711 nhằm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Dần dần theo dòng thời gian, Tiết độ sứ kiêm quản hành chính, tài chính địa phương và cuối cùng trở thành lãnh chúa cha truyền con nối.

Ngũ đại Thập quốc: là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ khi triều Đường diệt vong, kéo dài đến khi triều Tống thống nhất Trung Quốc bản thổ. Thời kỳ này phân thành Ngũ đại (907-960) cùng Thập quốc (907-979). Ngũ đại Thập quốc là một thời kỳ trọng yếu trong lịch sử Trung Quốc.

Hoan hảo sứ: là chức quan như đại sứ bây giờ

Khúc Thừa dụ: (830 – 907) được suy tôn là Khúc Tiên Chủ, là tiết độ sứ người bản địa đầu tiên của Tĩnh Hải quân (tên gọi nước ta thời bấy giờ), đồng thời là người đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt sau hơn 1.000 năm thuộc Trung Quốc.

Chu Ôn: hay còn có hiệu Hậu Lương Thái Tổ, một nhân vật quân sự và chính trị vào cuối thời Nhà Đường và đầu thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nguyên là một tướng lĩnh trong đội quân nổi dậy của Hoàng Sào, sau đó đầu hàng và trở thành một tiết độ sứ của Nhà Đường. Đến năm 907, ông lật đổ triều Đường, trở thành hoàng đế của triều đại Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong Lịch sử Trung Quốc.

Lưu Nham: tên thật Lưu Nghiễm, ông được biết đến với hiệu Nam Hán Cao Tổ là hoàng đế đầu tiên của nước Nam Hán thời Ngũ Đại Thập Quốc.

Bạn đang đọc truyện Bậc Đế Vương của tác giả Hoàng Phong. Tiếp theo là Chương 2: Mang thai